Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Hồ Chí Minh đã chiêu dụ Tạ Đình Đề như thế nào?

Lúc bấy giờ, ở nơi cục tràng, 2 tên La Hán còn sống sót dợm lách mình chuồn, xảy nghe 1 chuỗi cười cất lên giòn giã. Nội lực phát ra qua âm thanh đập ngay vào màng nhĩ, làm bọn thuộc hạ xiêu hồn lạc phách… Nhiều đứa chịu không nổi đứt mạch máu lăn ra chết tốt, số khác bịt tai vận công cố chống chọi lại tiếng cười. 2 tên trong bọn Thiết Chưởng Thập Điện La Hán vội vàng quỳ rạp lạy chào:

- Bọn tiện nhân xin kính chào chủ tịch! Bọn tiện nhân bất tài không cự địch nổi, xin chủ tịch chiếu luật gia hình!

Kẻ vừa xuất hiện là 1 người cao 6 thước mộc, tuổi trạc ngoại ngũ tuần. Thoạt nhìn ai cũng ngỡ đây là 1 vị hung thần ác sát: Mũi cao, mắt xếch, mày rậm, râu tóc cứng tựa rễ tre, mình vận giáp trụ toàn đồng đen, mảnh chiến bào đỏ chót có hình cờ đỏ búa liềm vàng chóe phất phơ theo gió, 10 phần lẫm liệt uy nghi, hung tàn sát thủ. Nếu xét qua tướng mạo và cung cách của hắn thì đúng là 1 đại cao thủ, song chẳng phải là kẻ thuộc giới giang hồ.

Quan sát hắn 1 lúc, Tạ Đình Đề cất giọng điềm đạm hỏi:

- Chẳng hay các hạ có phải là Hồ Chí Minh, đương kim chủ tịch nước VNDCCH?

Kẻ vừa đến, nhướng đôi mắt xếch nhìn Tạ Đình Đề, rồi nhíu đôi mày rậm, nói:

- Có thể hạ thủ Thiết Chưởng Thập Điện La Hán, đều là những vệ sĩ đã lãnh hội được những bí kíp võ công cái thế, cùng nội lực phi phàm của ta, thì trong thiên hạ, ngươi không phải là loại thích khách tầm thường. Nhưng, có điều ngươi nên biết, từng ấy thôi vẫn chẳng có ý nghĩa gì đối với ta cả.

Nghe đến đây, Tạ Đình Đề cả giận, quát to:

- Hay cho tên tướng giặc cuồng ngôn, ngươi không biết ta là ai mà dám buông lời nhục mạ. Ngươi có từng nghe nói đến Sát Cộng Kiếm Khách Tạ Đình Đề, anh hùng thiên hạ nghe đến tiếng ta là vỡ mật rồi hay chưa?

Hồ Chí Minh trố mắt ngạc nhiên:

- A ha, “Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình”, nghe danh ngươi đã lâu, nay ngươi không mời mà đến, càng tốt cho ta, giờ sẽ chinh phục ngươi để làm vệ sĩ cho ta vậy.

Nghe những lời xem thường mình như vậy, Tạ Đình Đề nộ khí xung thiên, thét lớn:

- Ngươi hãy câm mồm lại! Để xem ai mới là chiêu dụ ai cho biết!

Liền rút soạt Hàn Nguyệt bảo kiếm, dựng đứng mũi lên trời, vận toàn chân lực, đồng thời thi triển bí kíp "Kim cang chiêu hồn kiếm ảnh". Trong phút chốc 1 quả cầu ánh bạc xuất hiện, bao phủ khắp châu thân, hàn khí lạnh toát cùng ánh kiếm lấp lánh lan tỏa sáng rực cục tràng. Đứng bên ngoài nhìn vào, tựa như phủ chủ tịch đang chứa cả ngàn vạn kim ngân châu báu cùng lúc phát sáng rực rỡ vậy.

Bọn thuộc hạ của Hồ Chí Minh đang tầng tầng lớp lớp vây đặc chung quanh, không đứa nào bảo đứa nào, đều bất giác hoảng sợ lùi hết cả lại, hàng trăm đứa buột miệng thốt lên với giọng kinh hoàng:

- Trời! Kim Cang chiêu hồn kiếm ảnh! Chúng ta chết không toàn thây rồi!

Hồ Chí Minh biến sắc, tháo lui liền mấy trượng. Lão buột miệng:

- Thật đáng ngạc nhiên! Ngươi cũng biết đến bí kíp vi diệu này ư?

Trong quả cầu bạc, tiếng cười của Tạ Đình Đề cất lên như pha lê vỡ vụn:

- Hahaha! Giờ ngươi mới biết thì đã quá muộn rồi. Hãy đọc kinh cầu nguyện mà về với 3 ông tổ Mác Ăng Lê của ngươi cho sớm.

Hồ Chí Minh cười to, nói:

- Ngươi vẫn không hiểu, “Kim Cang chiêu hồn kiếm ảnh” có thể vô địch, siêu hạng với ai, chứ gặp phải ta thì ngươi tới số rồi. Nhưng, nếu ngươi biết tôn sùng đại nghĩa của VNDCCH, thì điều kiện của ta rất đơn giản. Hãy quỳ xuống lạy ta 3 lạy, ta sẽ tha cho tội chết, và nhận ngươi làm tay sai thân tín. Còn nếu không, ngươi sẽ phải chết.

Dứt lời, lão bay lùi về phía sau 5 trượng có dư, bắt đầu vận thiên nguyên chân khí. Lão xuống tấn, hoành đôi cánh tay bắt chéo mấy bận, vận động toàn bộ chân nguyên Bấy giờ trông lão có vẻ như đã lùn hơn nãy cả thước mộc.

Có câu “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Tạ Đình Đề không thể nào ngờ đối phương đang chuẩn bị sử dụng môn bí quyết "Vô cực khí công" là 1 trong những bí pháp thần sầu của thánh tổ Các Mác Cái Thế Kỳ Nhân, mà so với nó, “Kim Cang chiêu hồn kiếm ảnh” thật chẳng có ý nghĩa gì cả. Và, chỉ trong khoảnh khắc nữa thôi, tính mạng và danh tiếng dày công xây dựng bấy lâu nay của chàng kiếm khách hào hiệp của chúng ta, tất cả đều sẽ tan thành tro bụi…

Tạm đến đây đã, khi nào có hứng sẽ hạ phím gõ tiếp. :D

Các comments phản hồi trên facebook.

https://www.facebook.com/TheWindsOfCreation/posts/358081034381627?pnref=story

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Trung Quốc có thể dùng bao nhiêu lính đánh Việt Nam?

Khi mối nguy về một cuộc đụng độ quân sự Việt - Trung ngày một hiện hữu tỷ lệ thuận với sự hung hăng và dã tâm bành trướng Trung Hoa, đã đến lúc chúng ta ngồi đánh giá một cách khách quan, xem thực sự TQ có thể dùng bao nhiêu triệu lính tấn công Việt Nam, và xác suất thành công của hai phía ở mức nào.

Theo số liệu thống kê gần nhất, dân số TQ hiện có 1,33 tỷ người. Cơ cấu dân số đang già hóa với tốc độ ngày một cao. Số người trên 60 tuổi hiện chiếm xấp xỉ 17% dân số và ngày một tăng nhanh theo thời gian. Suất sinh do chính sách dân số ngặt nghèo suốt 3 thập niên, luôn dưới 1, và đang có xu hướng giảm. Số người dưới 17 tuổi của TQ cũng chỉ chiếm trên 16%. Dân số phân bố không đồng đều, khá thưa thớt ở lãnh thổ Tây Tạng (cũ) mà TQ xâm lược trái phép năm 58 và vùng Nội mông cướp đọat của người Mông Cổ. Ngược lại, tập trung đông cao độ tại các trung tâm kinh tế ven biển và phía Nam.

Đứng về mặt số học mà nói, nếu tổng động viên, TQ có thể huy động không dưới 20 triệu lính. Hiện tại quân đội TQ cũng đang có số lượng đứng đầu thế giới với hơn 2 triệu lính thường trực.

Đối mặt với họ, Việt Nam có một đội quân thường trực hơn 400 nghìn người, cộng với một lực lượng dự bị có thể tái tổ chức trong thời gian ngắn khoảng 3 triệu người.

Một cuộc chiến tổng lực nổ ra giữa hai bên, Việt Nam có trụ được trước biển người của Trung Quốc?

Nhìn vào lịch sử mà nói, trong các cuộc chiến tranh giữa hai bên, lần nào ưu thế số lượng cũng nghiêng lệch tuyệt đối về TQ. Theo sử liệu ghi nhận, thời Trần, Trung Quốc huy động 60 vạn quân xâm lược Việt Nam, đối địch lại, Hưng Đạo Vương có trong tay 20 vạn quân. Thời Minh, TQ mang sang 30 vạn quân, gồm cả các đạo quân tiếp viện đến sau, Lê Lợi vào lúc mạnh nhất có trong tay không quá 5 vạn lính. Thời nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị xua 20 vạn quân tiến chiếm Thăng Long, Nguyễn Huê mang 10 vạn tân binh mới tuyển ở Phú Xuân ra cự địch... Nếu nhìn xa hơn nữa vào các cuộc chiến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, tương ứng với nhà Hán, Đường, Tống, Minh của TQ, tương quan quân sự trong các cuộc chiến cũng hoàn toàn giống thế. Tuy nhiên, phần thắng cuối cùng luôn thuộc về Việt Nam.

Gần như tuyệt đại bộ phận chiến cuộc, Việt Nam luôn dựa vào cuộc chiến nhân dân, dàn trải trường kỳ, phối hợp cường công chính diện khi thời cơ đến để giành phần thắng. Ngoại trừ duy nhất vị tướng tài ba lỗi lạc Quang Trung, khi tiến công thần tốc vỗ mặt đánh tan đạo quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị trong thời gian ngắn. Nhiều chuyên gia quân sự sau này nghiên cứu đều thấy sự giống nhau đáng ngạc nhiên về triết lý điều binh giữa Nguyễn Huệ và Napoleon, với lối tiến công quyết liệt, biết sử dụng hỏa lực một cách cực kỳ hợp lý và tài điều phối quân chuẩn xác trong các diễn biến chiến tranh.

Trở lại câu chuyện thực tại, sau 30 năm hòa bình, dân số Việt Nam tăng rất nhanh, gần như phủ kín mọi m2 lãnh thổ. Người Việt Nam cũng đã hoàn thành chỉ tiêu phá rừng trước thời hạn dự kiến 30 năm. Mật độ các thành phố mới tăng rất nhanh, đặc biệt là vùng Bắc Bộ, dự kiến sẽ là chiến trường chính một khi chiến tranh Việt - Trung nổ ra. Có thể nói, trong thời hiện đại ngày nay, với lãnh thổ đã được văn minh hóa nhiều của Việt Nam, không còn ưu thế để ẩn núp ngụy trang như thời chiến tranh với người Mỹ và người Pháp.

Năng lực vũ khí và khí tài quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay có chênh lệch, nhưng không có khoảng cách về thế hệ. TQ có vũ khí hạt nhân, nhưng không thể sử dụng. Đối chiếu kinh nghiệm chiến cuộc thời 1979, Việt Nam sử dụng 20 vạn lính ô hợp, chủ yếu là dân quân, du kích, tự vệ và một số đơn vị chính quy, đã chặn đứng và đánh quỵ đạo quân xâm lược 60 vạn của Đặng Tiểu Bình trong cuộc chiến chớp nhoáng Việt -Trung lần một. Đây là một thành tích đáng nể, nhưng lúc đó Việt Nam đang sở hữu một thế hệ cả dân lẫn lính thiện chiến khi kinh qua 30 năm chiến tranh ác liệt, còn TQ lúc đó chỉ có một đám lính man rợ có thừa mà năng lực tác chiến thì gần bằng không. Hiện nay, sau một thời gian dài lính tráng hai bên đều không trải qua thực chiến, cái gọi là kinh nghiệm chỉ còn là quá khứ, và chúng ta phải căn cứ vào thực tế trước mắt để ước đoán.

Một cuộc chiến tổng lực xảy ra, Miền Bắc Việt Nam sẽ rơi vào hỗn loạn. Sẽ có một cuộc đại di tản về phía Nam, trong lúc các lực lượng chiến đấu lo phòng giữ lãnh thổ. Việt Nam có thể vận dụng cấp thời ít nhất 20 vạn quân, trong lúc Trung Quốc, với năng lực cơ động hiện có, cũng chỉ có thể đưa tối đa 60 vạn quân vào tham chiến bước một. Mấu chốt thành bại nằm ở chỗ Việt Nam có chặn TQ lại được ở vùng biên giới phía Bắc như năm 79 hay không, nếu thành công, TQ sẽ sa lầy và chắc chắn thất bại.

Đây là một điều khá khó ước đoán, trong những năm vừa qua, do giàu có hơn và quản trị tốt, lính Trung Quốc được huấn luyện rất chu đáo, nhất là những thành phần thuộc các đơn vị đặc biệt. Lính Việt Nam được gọi nhập ngũ đều đặn hàng năm, nhưng chắc chắn không huấn luyện tốt như lính Trung Quốc.

Tuy nhiên, xét về tố chất, chính sách một con trong suốt 30 năm qua cũng biến vài thế hệ lính Trung Quốc hiện nay thành loại lính diễu binh: Trông rất béo tốt, múa võ rất đẹp, huấn luyện đi rất đều, hò hét rất to, nhưng đều là loại con một công tử bột và không có khả năng chiến đấu, động chảy máu là ngất xỉu.

Ngược lại, lính Việt Nam phải đi bộ đội đa phần thuộc những gia đình nghèo, đông con, độ lì và chịu khó chịu khổ cũng không kém là mấy những thế hệ cha anh từng tham gia chiến tranh 30 năm trước. Đám lính này khi quăng vào thử lửa đích thực, càng đánh sẽ càng lỳ. Chưa kể tới tố chất người Việt hễ nghe nói đến đánh Tàu là đều sôi máu vằn mắt.

Trung Quốc có hỏa lực vượt trội xét về số tăng, pháo, oanh tạc cơ và tên lửa đất đối đất. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế về địa lợi khi chiến đấu chỉ với mục đích phòng thủ và có kinh nghiệm chiến tranh nóng hổi hơn. Trên thực tế, chênh lệch hỏa lực hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc còn chưa bằng một phần nhỏ chênh lệch hỏa lực giữa Việt Nam và Mỹ trước đây (Mỹ từng giộng xuống Việt Nam ngót 7 tr tấn bom, ném mãi, sau chán đành bỏ cuộc rút quân về nước).

Khi xảy ra một cuộc chiến tổng lực, Trung Quốc không thể huy động quá một lực lượng 15 triệu lính tiến đánh Việt Nam, trong đó giao chiến trực tiếp không quá 1 triệu do giới hạn chiều dài chiến trường. Trung Quốc rất dễ lâm vào nội loạn một khi số lính huy động cho chiến tranh quá lớn. Trong khi đó, Việt Nam có thể huy động không ít hơn 10 triệu lính tình nguyện khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, bởi nhắc đến đánh nhau với Tàu Khựa, mọi bất đồng về ý thức hệ, giai cấp, đẳng cấp giữa người Việt đều gần như được xóa bỏ toàn bộ.

Việt Nam có lợi thế lớn vì chắc chắn sẽ nhận được nguồn viện trợ vũ khí vô điều kiện từ Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Nga... (Giống như TQ đang tuồn vũ khí vào Libi hiện nay cho Gaddafi). Bọn này không yêu Việt Nam, nhưng rất thích thú nếu TQ sa lầy, và người Việt thì một khi đã phải đánh nhau với Tàu thì không còn lựa chọn nào khác, phải bằng mọi giá kiếm lấy mọi nguồn hỗ trợ.

Miền Bắc Việt Nam gồm Hà Nội nhiều khả năng sẽ bị tàn phá nặng nề, chiến tranh càng kéo dài, tổn tất càng lớn. Chiến lược của Việt Nam ở phía Bắc chỉ có thể thiên về phòng thủ, kéo TQ vào trận thế sa lầy. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế rõ rệt để tấn công ở phía Nam. Đến đây bọn chã sẽ thắc mắc, Trung Quốc nào ở phía Nam mà đòi tấn công phía Nam?

Trung Quốc không ở phía Nam, nhưng miếng ăn miếng uống của nó đều từ phía Nam mà về. Eo Mallaca là một tử huyệt của TQ. Chẳng hạn để thay thế một chiếc tàu dầu tải trọng 100 nghìn tấn chạy qua eo Mallaca, Trung Quốc phải dùng khoảng 30000 xe téc chở dầu, mỗi xe chở được khoảng 3 tấn, chạy quãng đường gần 1000 km qua ngả Mianma, điều này đương nhiên là bất khả thi. Thậm chí kể cả TQ có xây xong hệ thống ống dẫn dầu qua ngả Mianma và phía Trung Á, cũng không thay thế được đường vận tải qua Mallaca, vì nguồn dầu chính của thế giới là Trung Đông, chỉ có thể về TQ qua Ấn Độ Dương và xuyên qua Mallaca.

Trong điều kiện chiến tranh tổng lực, Việt Nam cần dồn lực lượng không quân lui sâu về phía Nam, và đánh đắm mọi tàu vận tải của Trung Quốc lưu thông qua eo biển. Xác định đâu là tàu TQ chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật, còn kiếm một cái cớ để đánh tàu thương mại trong chiến tranh cũng chẳng khó khăn gì, khi chúng ta liệt dầu vào một loại nhiên liệu quốc phòng thiết yếu. Khi đó Việt Nam sẽ bị Trung Quốc gây thiệt hại nặng phía Bắc, nhưng ngược lại, người Việt có khả năng bóp nghẹt cổ Trung Quốc ở phía Nam. Trong vòng 6 tháng, cả hai phía sẽ phải xuống thang đàm phán, kèm theo sự nghi kỵ nặng nề, mà hậu quả lâu dài TQ cũng rất khó khắc phục vì hoạt động thương mại của nó sẽ không thể bình thường trong ít nhất 20 năm. Thời gian đó đủ dài để Ấn Độ trèo lên đầu TQ, và Mỹ đủ thời gian xác lập lại trật tự mới cho khu vực.

Tác giả: Lãng.