Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Nhặt sạn trong học thuyết Marx (Vol 12)

Theo mình, thì đại tướng Võ Nguyên Giáp không có bất cứ công lao gì trong chiến thắng Điện Biên Phủ cả.

Các bạn, xin đừng vội giật mình. Sau đây chúng ta sẽ phân tích 1 cách hết sức khoa học và biện chứng, bằng cách sử dụng học thuyết giá trị thặng dư của Marx.

Theo Marx, ta có công thức.

Giá thành = Chi phí cố định + tiền công + lãi (giá trị thặng dư).

Theo đó, giá trị sức lao động của công nhân bao gồm "Tiền công + lãi" đã được kết tinh trong hàng hóa, hoàn toàn thuộc về công nhân. Còn nhà tư bản, dù đã bỏ ra cả vốn, thời gian, tâm sức, tạo ra môi trường làm việc hoàn hảo cho công nhân, nhưng theo Marx, thì nhà tư bản không có phần trong đó. Việc nhà tư bản lấy đi 1 phần giá trị sức lao động của công nhân, ở đây là lãi, hay còn gọi là giá trị thặng dư, là bóc lột công nhân.

Từ đó mà suy, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bày ra đủ trò ở Điện Biên Phủ, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ hoàn toàn thuộc về những người lính tham gia chiến đấu, không tiếc máu xương, chứ đại tướng không có phần trong đó.

Đại tướng mà đòi chia phần, là bóc lột chiến công của những người lính.


Xin hết.

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Vẻ Đẹp Của Người Đứng Một Mình

Cà Phê 7h Sáng

Căn nguyên của các rắc rối, theo ông, là chúng ta luôn tìm cách chạy trốn bản thân. Không muốn đối diện với chính mình, tâm trí con người luôn lùng sục điều kích thích tiếp theo, như một con khỉ không thể ngừng văng mình tới cành cây trước mặt. Từ cãi vã với hàng xóm tới xung đột giữa các quốc gia, nhiều điều tệ hại bắt nguồn từ lý do này.

Chạy trốn bản thân


Năm ngoái, câu nói của Pascal được khoa học xác nhận. Trong một thí nghiệm của Trường đại học Virginia (Mỹ), những người tham gia được yêu cầu ngồi một mình 15 phút trong một căn phòng trống trơn, không có gì cả, ngoài một cái nút. Nếu bấm nút, họ sẽ bị điện giật.

Lẽ ra khoảng thời gian yên tĩnh này là cơ hội để người ta dừng lại, suy nghĩ, hồi tưởng, mơ màng. Nhưng với nhiều người, đó là một cực hình, đến nỗi họ tự nguyện bấm nút giật điện bản thân chỉ để có cái gì đó để làm, mặc dù trước khi thí nghiệm bắt đầu, họ đã được thử mức độ điện giật và ai cũng xác nhận là có được trả tiền cũng không muốn bị vậy.

Nếu sống ở đầu thế kỷ 21, chắc hẳn Pascal đã diễn tả khác đi một chút: “Mọi cái tệ hại của con người tới từ chỗ họ không thể rời cái điện thoại thông minh để ngồi yên một mình”.

Chưa bao giờ người ta lại dễ dàng chạy trốn bản thân như bây giờ. Không cần phải đợi về tới nhà để bật tivi lên nữa, bất cứ lúc nào và ở đâu, chỉ cần một cái gõ lên màn hình điện thoại là người ta sẽ được cuốn ra cái biển âm thanh hỗn độn của mạng xã hội.

Trong các quán cà phê, trên taxi, ở công viên, đâu đâu cũng là những con người toàn thân bất động, trừ một ngón tay cái đẩy lên đẩy xuống, mắt nhìn xuống, mặt vô hồn. Xác họ ở đó, nhưng hồn họ thì đang xô đẩy trong đám đông nhốn nháo trên mạng.

Túc trực từ sáng tới tối, đám đông này làu bàu, gầm gừ, lê lết từ tường nhà này tới tường nhà kia, từ trang tin này tới diễn đàn nọ, giật status, like, share, còm, kết bạn, theo dõi, block. Trên mạng, con khỉ tâm trí có vô vàn cành cây để nhảy nhót.

Con người hiện đại không biết phải làm gì với chính mình, và nếu người ta sẵn sàng giật điện bản thân chỉ vì buồn chán thì chúng ta có thể hình dung họ có thể làm những gì với người khác. Đám đông ưa thích hai trạng thái, một là dạy dỗ, chỉ bảo, ban phát lòng thương; hai là chê bai, giễu cợt, phẫn nộ.

Lúc nào cũng đắc thắng, họ luôn tin rằng mình đúng và thế giới cần phải biết tới các phát ngôn của mình. Không trực tiếp làm chết người như đánh trộm chó ở ngoài đời, họ truy lùng và dồn các nạn nhân của mình vào chân tường cho tới khi những người này phải tự tử như cô bé bị lộ video clip, hay phải van xin như cậu thanh niên Hào Anh: “Đừng cho tôi thêm gì nữa. Xin mọi người cho tôi được sống tự nhiên”.

Năm 2012, một nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy cưỡng lại thèm khát truy cập mạng xã hội còn khó khăn hơn khước từ thức ăn và tình dục. Sức hấp dẫn của mạng xã hội tới từ chỗ nó cho người ta một không gian để trình diễn. Ai cũng có công chúng.

Câu của Andy Warhol - một họa sĩ Mỹ nổi tiếng về nghệ thuật đại chúng (pop art): “Trong tương lai, mỗi người sẽ nổi tiếng 15 phút” có thể được bổ sung thêm: “Mỗi người sẽ nổi tiếng với 15 người”. Mỗi cái like, chia sẻ, bình luận tán thưởng là thêm một mơn trớn cho cái tôi của người đăng tin, một lần nữa khẳng định giá trị, trí thông minh, sự hóm hỉnh của họ, dù đó chỉ là bức ảnh chụp bát bún thang buổi trưa.

Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong công cuộc xây dựng hình ảnh cá nhân. Chúng ta trở nên kỳ quặc mà không hề biết.

Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ôtô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm, lên bàn - chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại. Trên Facebook, ái kỷ không những được khuyến khích, nó là mục tiêu chính.

Căn bệnh tâm lý mới nhất của xã hội hiện đại là bệnh “sợ bị bỏ lỡ”. Qua một đêm, sau một cuộc họp, thậm chí khi vừa làm tình xong, điều đầu tiên người ta làm là vồ lấy cái điện thoại. Biết đâu vừa có chuyện gì mới xảy ra, ta không thể vắng mặt.

Mà những chuyện như vậy thì vô vàn: học giả thơm hoa hậu, người mẫu ngủ dạng chân, nguyên thủ quốc gia không cài áo vest, các án mạng ly kỳ nối đuôi nhau.

Chiếc điện thoại thông minh đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn.

Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp.

Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt và ghen tị với cuộc sống của người khác như một kẻ đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi.

Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái newsfeed để hòng tìm được một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

Bình tâm ở giữa đời thực

Mê man với nhau trên mạng, chúng ta đang có nguy cơ đánh mất khả năng kết nối với những cái lớn hơn trong cuộc sống, khả năng cảm nhận thế giới. Thay vì bình tâm ngắm buổi hoàng hôn lộng lẫy, chúng ta điên cuồng tìm những cái lọc khác nhau để chụp mấy chục cái ảnh, rồi bận rộn chọn một cái “đạt” nhất để post lên, băn khoăn nghĩ một lời tựa hấp dẫn.

Thay vì sống trong thế giới thật, người ta bị ám ảnh bởi thế giới ảo. Không có hình tượng nào thể hiện điều này rõ hơn hình ảnh một bà mẹ trẻ vừa cho con bú vừa lướt web. Việc post ảnh đứa bé sơ sinh lên mạng trở nên quan trọng hơn việc ngắm nhìn nó bú mẹ và cảm thấy được kết nối với vũ trụ.

Trong tiểu thuyết The Circle, tác giả Dave Eggers vẽ ra một xã hội mà mọi chi tiết, dù nhỏ nhất, của cuộc sống con người đều được chia sẻ trên mạng, và mọi người phấn đấu để trở thành các công dân mạng tích cực nhất.

Họ thức cả đêm để like, bình luận, post, tweet, càng hăng hái thì càng được nhiều điểm, nhiều “bạn”, nhiều lời khen. Thực tế không quá xa xôi với câu chuyện viễn tưởng này.

Đứng trước bức Mona Lisa ở Bảo tàng Louvre, Paris, tất cả du khách đều nhìn kiệt tác này qua màn hình điện thoại của mình. Dường như họ chỉ có thể trải nghiệm thế giới thông qua một lớp màng điện tử. Cái gì không được ghi vào bộ nhớ điện thoại, cái đó không tồn tại.

Người ta đánh đổi mọi riêng tư thầm kín để chạy theo một quá trình tự trình diễn vô tận, không có thời điểm hạ màn, với mục tiêu tạo tối đa sự chú ý của người khác.

Sự chú ý là ôxy, và mỗi cái post là một cố gắng để người ta ngoi lên mặt nước chốc lát, để rồi lại bị làn sóng mới của newsfeed tràn qua nhấn chìm. Mỗi lần ngoi lên là một lần chống lại cảm giác bị bỏ rơi, bị nằm ngoài cuộc.

Ý nghĩa và sự thành công của một ngày nghỉ, của một chuyến đi, rộng hơn là của cả cuộc đời, được đo bởi số lượng like.

Đã tới lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh.

Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm. Triết gia Soren Kierkegaard coi đám đông là tập hợp những người lẩn tránh sự nhọc nhằn của quá trình phát triển bản thân. Ma lực của đám đông đã được nhắc tới từ rất sớm.

“Không đi theo đám đông để làm điều xấu” là một câu trong Kinh Thánh. Không chỉ đơn giản là “không làm điều xấu”, mà cụ thể là “không đi theo đám đông để làm điều xấu”. Trong một loạt thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là những người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường thẳng - một bài tập cho trẻ con.

Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai thì tới 30% trường hợp người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ đánh giá cá nhân của mình để vào hùa với đám đông.

Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo.

Ralph Waldo Emerson, nhà thơ lớn của Mỹ thế kỷ 19, viết: “Người gây cảm hứng và dẫn đường cần tách khỏi những người khác, để không phải sống, thở, đọc và viết hằng ngày dưới gông cùm của những ý kiến của họ”.

Một mình không có nghĩa là phải tách khỏi người khác một cách vật lý. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lý giữa một cá nhân và những người xung quanh.

Các ẩn sĩ hiện đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước các con sóng của đám đông để có thể quan tâm tới cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn. Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân. Một niềm vui mà như nhà tu hành David Steindl-Rast diễn tả, không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra.

Đặng Hoàng Giang - Sách "Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can"

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

70 NĂM VẪN CHẠY TỐT

"Hãy để cho người dân được sống yên trong cái xứ đó, cái xứ mà chỉ với một chút xíu khoa học họ đã trở thành nhà thông thái, với hai xu trong túi họ đã trở thành những nhà giàu. Họ cảm thấy thỏa mãn vừa lòng khi chui rúc trong một túp lều. Họ bị áp bức mà không khổ sở và nhất là - nhất là họ bị lừa gạt, bị hăm dọa đòi tiền, bị ăn cắp bóc lột mà vẫn không dè…"

"Thực tế suy cho cùng, chính quyền có lý khi cấm người An Nam nói đến chính trị, bởi vì tại cái đất này không có chính trị. Ở đây chỉ có nhà cầm quyền làm vua mà thôi…"

"Ở xứ đó những thằng đại bợm ăn cắp được nhiều nhất là những thằng giỏi xoay xở và khôn khéo trong công việc nhà nước…"

Nguyễn An Ninh (1900-1943). Nguồn: Fb Bùi Quang Minh.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Chủ nghĩa Mác Lê là vô đối

Chúng mày, bọn con la í, đã được bọn anh nhồi sọ từ năm lớp 10 rồi đến đại học năm nhất đại cương về chủ nghĩa Mác Lê đúng không? Giờ anh nhắc sơ lược lại cho bọn mày nhớ vì anh biết bọn mày chỉ quay bài gian lận khi thi môn này để lấy điểm cho xong. Đây cũng là ý đồ của bọn anh hết vì bọn bay chưa đến lúc cần.

Giờ thì ôn bài nào: Mác bẩu xã hội tư bản có 2 giai cấp đối lập, công nhân luôn bị giới chủ bóc lột. Con đường duy nhất xóa bỏ bất công là làm cách mạng lật đổ. Nên nhớ, chỉ duy nhất học thuyết Marx trong nhiều học thuyết xã hội khác thời đó là đề cập đến việc làm cách mạng để thay đổi xã hội.

Thánh Lê nin cụ thể hóa cách thức tổ chức đẻ làm cách mạng, và nhất định là phải bạo lực mới triệt để. Nào là giai cấp tiên phong trong hàng ngũ công nhân, nào là nhận thức giai cấp... Mọi thứ thánh đề cập đều trong quyển “Những việc cần phải làm” y như bí kíp võ công Giáng Long thập bát chưởng í.

Nhắc bài đến đây thì chúng mày chắc cũng nhơ nhớ rồi đúng không?

Rồi, tới phần Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta lúc đó đang đá ống bơ lang thang trời Ba Lê ôm cục gạch hồng bất hủ vô tình lượm được bí kíp của thánh Nin y như mấy thằng phim chưởng rớt vực sâu gặp bí kíp í.

Vậy là Bác có bí kíp duy nhất vô đối để mang về giải phóng dân tộc. Phần cách mạng long trời lở đất, thủ tiêu đối thủ đầy chất bạo lực thôi anh khỏi nhắc vì bọn mày cũng bàn nát mẹ rồi phỏng ạ.

Giờ đến thời bọn anh, tuyên giáo lừng danh. Khà khà. Bọn anh sáng tạo cách thức ngược của Mác Lê. Nghĩa là không để xảy ra cách mạng trọng xã hội ngày nay khi bọn anh đang nắm quyền.

Chúng mày có thấy xã hội những con La, con Lừa thời nay tồn tại 2 giai cấp đối lập chứ? Dĩ nhiên không vì bọn anh nắm truyền thông, nắm giáo dục, hàng ngày bọn anh ra rả Đảng anh luôn vinh quang, Bác Hồ luôn vĩ đại. Tất cả chỉ hướng đến chuyện Không Cho Bọn Mày Có Nhận Thức Giai Cấp, aka tụi mày đếch biết bọn anh đang bóc lột tụi mày bằng hàng trăm thứ thuế và phí, khà khà khà nghĩ đến mà sướng lâng lâng đéo tả nổi khà khà.

Mấu chốt nữa, những thằng phản động nào loi ngoi đòi làm giai cấp tiên phong trong việc tiến hành cách mạng là bọn anh đập cho tơi con mẹ nó tả, bọn anh bóp từ trứng nước khà khà bằng đủ mọi thủ đoạn. Làm sao bọn mày có được ý niệm, đủ gan hành động theo phương châm: Mục đích biện minh cho phương tiện.

Tới đây bọn mày thấy bọn anh thánh chưa? Thấy bọn anh vận dụng sáng tạo Mác Lê chưa hả lũ con la con lừa? Có hiểu vì sao rối Dũng Trọng vừa run vừa ra rả kiên trì Mác Lê chưa?

Khà khà.

Nguồn: Fb NC.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Về cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở Lừa

Chính phủ lâm thời tổ chức cuộc tổng tuyển cử để triệu tập quốc hội. Cuộc tuyển cử được ấn định vào ngày 23 tháng chạp, sau hoãn đến ngày mồng 6 tháng giêng năm 1946.

Khi ấy tôi (Trần Trọng Kim) đã về ở Hà Nội rồi, thấy cuộc tuyển cử rất kỳ cục. Mỗi chỗ để bỏ phiếu, có một người của Việt Minh trông coi, họ gọi hết cả đàn ông đàn bà đến bỏ phiếu, ai không biết chữ thì họ viết thay cho. Việt Minh đưa ra những bản kê tên những người họ đã định trước, rồi đọc những tên ấy lên và hỏi anh hay chị bầu cho ai. Người nào vô ý nói bầu cho một người nào khác thì họ quát lên: “Sao không bầu cho những người này? Có phải phản đối không?”. Người kia sợ mất vía nói:

- Anh bảo tôi bầu cho ai, tôi xin bầu người ấy.


(Trích, 1 cơn gió bụi, Trần Trọng Kim)

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Nghịch lý CNXH

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học địa phương cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng chủ nghĩa xã hội là hình thái tổ chức hoàn hảo, rằng xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo là một cách cân bằng tuyệt vời. 

Vì thế, vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về chủ nghĩa xã hội. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả.” 

Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng. 

Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả. 

Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi. 

Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư nói với họ rằng kiểu gì chủ nghĩa xã hội cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấp dẫn và mọi người đều nỗ lực, nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế! 

Cuối cùng ông tổng kết:

“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc cho mọi quốc gia. 


Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra.”

Nguồn:

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10153362798943075&set=a.300739148074.146429.699923074&type=3

Đôi lời về "Huyền thoại ngọn đuốc sống Lê Văn Tám"

1) Kho xăng và kho đạn là 2 loại kho hoàn toàn khác nhau, nhưng cho đến giờ này vẫn chưa rõ đối tượng đốt của Lê Văn Tám là kho gì, xăng hay đạn.

2) Lê Văn Tám là giao liên, nhưng cho đến giờ vẫn không rõ đồng chí thuộc đơn vị nào. Phàm đã hoạt động cách mạng, thời chống Pháp cũng như chống Mỹ, dứt khoát phải hoạt động trực thuộc một đơn vị nào đó (như Thành đoàn, Công đoàn, Binh vận, Biệt động thành, Trinh sát vũ trang, Địch vận... v.v.), không ai có thể một mình một cõi, tự tung tự tác, muốn hoạt động ra sao cũng được, dù là tự thiêu, phá hủy kho đạn của địch.

Đơn vị của đồng chí không đứng ra báo công trường hợp người của đơn vị mình là thiếu sót lớn, không phải để hưởng tiếng thơm lây, mà là có tội che giấu thành tích của người làm nên lịch sử.

3) Làm người, ai cũng có 1 gia đình. Nhưng cho đến giờ vẫn không biết gia đình của đồng chí Lê Văn Tám ở đâu. Không thấy gia đình, thậm chí họ hàng của đồng chí đứng ra xác nhận vinh dự và cả quyền lợi về sự hi sinh vì đại nghiệp của đồng chí.

4) Từ 1) 2) 3) suy ra, kho xăng (hay kho đạn) là do 1 sự cố nào đó, (chập điện, lính canh sơ ý để lửa bén vào... v.v...) dẫn đến phát nổ. Và phe ta đã lợi dụng tình huống trên, dựng nên hình ảnh "Ngọn đuốc sống".

Lâu ngày, lộng giả thành chân, khiến ai cũng tin đó là thật.


Các bạn có ý nào muốn sửa hay bổ xung, xin gõ xuống dưới nhé.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Chị Võ Thị Sáu và mùa hoa lê-ki-ma nở

Mới nghe bài hát chị Võ thị Sáu. người anh hùng chết để hoa lê ki ma nở.

Đọc về chị mà giận run người, chị bị Pháp xử bắn vì giết "ác ôn".

Tôi chê các người lớn là cấp trên và đồng chí của chị vì xui trẻ con ăn cứt gà. chỉ cần 1 ví dụ thôi tôi trích :

"Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một Cai Tổng Tòng quan ba ". hết trích.

Tại sao các anh chị lớn không làm, mà xui 1 cô bé 15 tuổi đi giết người??? tại sao lại là cô bé 15 tuổi ném trái lựu đạn giữa chợ đất ĐỎ để giết tên cai tổng Tòng mà ko phải người lớn khác? .

Cai tổng Tòng có tội gì và với ai?? hay anh ta chỉ là 1 nhân viên công quyền, làm việc lấy lương nuôi vợ con ?

Ai gán cho anh ta là ác ôn? và bị giết giữa chợ mà không cần xét xử??

Ai xui chị Sáu ném lựu đạn giữa chợ, và giết oan vô số người vô tội khác là chị bán rau, anh bán gà, anh móc túi???

Ở thời nay, chị được gọi đích danh là khủng bố, ném lựa đạn để giết người 1 cách lén lút và làm chết oan nhiều người vô can khác là hành vi cần lên án. Đọc hết chiến công của chị, tôi nhận ra, chị là 1 cỗ máy giết người thực thụ máu lạnh.

Quá khứ hãy ngủ yên, nhưng xin đừng dạy các học sinh nhỏ tuổi của chúng ta gương anh hùng của chị.

Chị không phải anh hùng, chị là khủng bố, và tôi không muốn các em nhỏ học gì từ chị

Chị chết cho mùa hoa le ki ma nở ?? tôi thì không nghĩ thế.

Nguồn và các comments bình luận:

http://voongngaupin.blogspot.com/2015/06/chi-sau-va-mua-hoa-le-ki-ma-no.html


Việt Nam, Mỹ, con và bố

Con:
- Bố ạ, bọn Mỹ sắp đem quân đánh nước ta, con đi lính chiến đấu bảo vệ lãnh thổ.
Bố:
- Mày thì có lãnh thổ gì mà bảo vệ, nhà đất đắt thế mày làm đến đời nào mới mua được, mà có mua được thì cũng vẫn là của nhà nước chứ chả phải của mày, mày chờ đến lúc mày có lãnh thổ đi đã hẵng lo bảo vệ.
Con:
- Nhưng mà để Mỹ nó chiếm nước ta thì ta mất chủ quyền.
Bố:
- Chúng mày vẫn thích xuất ngoại đấy thôi, mất chủ quyền thì thành người Mỹ luôn, không thích à?
Con:
- Nhưng mà nó chiếm nước ta thì chúng ta thành công dân hạng hai.
Bố:
- Nước Mỹ nó dân chủ, hợp chủng quốc mà, màu da, hạng nhất hạng 2 cái gì?
Con:
- Nhưng mà con vẫn cần chiến đấu bảo vệ nhà nước.
Bố:
- Mày định bảo vệ ai? Sở thuế? Sở nhà đất? Thương mại, điện nước? Mày mà muốn bảo vệ cái bọn đó, tao giết mày trước!
--- Sưu tầm ---

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Ca ngợi anh Tám Văn Lê

Năm đó, anh Tám là một chú bé loắt choắt, bưng sề đậu phọng hay đậu nành hay đậu Hà Lan gì đó không biết, đi bán loanh quanh Sài Gòn. Bọn Mỹ Nguỵ ác ôn kềm kẹp, chúng cai trị kiểu gì mà để những trẻ thơ như anh Tám lớp thì bán đậu, lớp thì bán bánh bèo, lớp thì đánh giày, long nhong khắp nơi.

Bọn chúng còn tuyên truyền không biết bằng cách nào, mà con nít cứ gặp lính Mỹ là reo hò chạy theo nói "ok salem, ok salem" để rồi được cho kẹo cho bánh trái, trúng mánh còn được chai coca. Anh Tám thèm chảy dãi, thèm lắm nhưng mà anh cóc cần, vì anh đã giác cmn ngộ lý tưởng kách mệnh, đói xanh xương nhưng cứ mơ gặp bác dài râu đẹp lão. Anh mường tượng cảnh được gặp bác là anh sướng rơn, mặc dù bác cũng già ngang cỡ ông nội của anh, nhưng cứ kêu bằng bác, tại sao lại là "bác", anh cũng hông biết, mà gặp bác rồi làm gì, anh cũng chẳng biết luôn, có lẽ bác sẽ cho anh cái gì đó quý quý, hoặc nói các chú lính chì giúp anh bán được nhiều đậu hơn, cuộc đời anh sẽ sang trang mới, chắc chắn là thế.

Mỗi tuần, anh Tám đi lên Củ Chi để được ban tuyên giáo dạy một ngày. Chương trình để rèn luyện những siêu nhân, hết sức phong phú đa dạng, nhiều option để chọn lựa khiến anh hoa cả mắt: nào là ôm bom ba càng đánh xe tăng địch, nào là lấy thân mình lấp lỗ châu mai, nào là lấy bụng đậy thùng xe tăng quăng lựu đạn, nào là lấy thân mình chèn pháo, ném lựu đạn giữa chợ, đặt bom trên xe đò chở khách... Tuy nhiên, anh thích chơi lửa và thích mùi thịt nướng, ghét giả dối và yêu màu tím thuỷ chung, nên anh quyết định chọn giáo trình 'Làm sao tự thiêu mà chạy được 50m?' để luyện tập.

Huấn luyện viên của anh là một chú lính dày dạn kinh nghiệm, luôn quán triệt chỉ thị trên giao, có tinh thần nồng nàn yêu nước và căm thù giặc. Mỗi buổi, chú sẽ quấn vải mùng vào bắp tay hoặc bắp chân hoặc bụng của anh Tám, rồi đổ xăng ướt đẫm và châm lửa. Anh Tám sẽ vừa chạy vượt chướng ngại vật vừa tìm thùng phuy xăng giấu đâu đó mà châm lửa từ người của anh sang, sau đó nướng chín con khô mực đem theo sẵn, thì bài học sẽ hoàn thành.

Tuy có đau đôi chút về thân xác nhưng mỗi khi mường tượng ra cảnh được thành thiếu nhi anh dũng và được gặp bác là anh ngây ngất, cảm giác như liều morphin xoa dịu mọi thứ đau đớn.


Mới được huấn luyện mấy tuần, nhưng nhờ sự thông minh tài trí của người chiến sĩ cách mạng cộng sản đỉnh cao trí tuệ loài người, cộng với sự nghiêm khắc nhưng đầy tình thương bao la của người thầy là chú lính chì, anh Tám đã có thể vừa trùm mền tẩm xăng vừa hút thuốc, vừa quấn vải mùng ướt đẫm xăng quanh người vừa nướng khô cá đuối, và hơn hết, vừa thành cây đuốc sống vừa vô địch chạy việt dã. Những bạn học của anh như anh Lan Chính Cù, chị Sáu Thị Võ, anh Tương Trung Lê... đều thán phục sát đất và gọi anh là "anh Tám siêu nhơn".

Một bữa nọ, học đã thành tài, anh Tám thấy trong mình như có nội lực phi thường, nhìn mấy thằng Mỹ Nguỵ, anh Tám nghĩ mình chỉ cần hai ngón tay bóp một cái là giết được chúng như bóp bể đít mấy con kiến. Anh Tám quyết định sẽ tìm dịp để thử nội công của mình. Nhưng hễ làm, là phải làm sao cho nó hoành tráng và tạo được tiếng vang. Như bạn Sáu Thị Võ thì ném mẹ một thúng lựu đạn ngoài chợ sáng đương đông nhằm giết tên tỉnh trưởng đang dắt vợ con đi chợ, làm bị thương tên tỉnh trưởng tàn ác và làm chết một vô số các bà đi chợ, các mẹ bán rau, các chú bán thịt, các em bé bán bánh cam, các bà già ăn trầu ngoáy... đại khái là dân thường, vì cách mạng hy sinh anh dũng cũng đáng. Anh Tám không thích nhìn thấy máu, anh sẽ làm đúng với ngành học của mình: lửa! Anh Tám dự định, sẽ từ Bình Chánh, tẩm xăng châm lửa vào mình rồi chạy dài ra tới Bình Thạnh, vừa chạy vừa hô "đả đảo đế quốc Mỹ, đả đảo cộng hoà, đả đảo Mỹ Nguỵ ác ôn", sau đó anh sẽ ở Bình Thạnh nghỉ một lát rồi từ đó chạy thẳng ra tổng kho Long Bình và chạy vào kho bom để dùng lửa trên mình hơ nóng cho bom nổ, chờ cho bom gần nổ thì anh sẽ rút êm về Củ Chi dưỡng sức. Tại Củ Chi các chú sẽ khen anh là thiếu nhi anh dũng, sẽ tặng anh huân chương, sẽ cho anh vé đi thăm bác và đặc biệt sẽ mua ủng hộ anh hết sề đậu. Chưa hết, anh hùng Núp sẽ tiếp tục huấn luyện cho anh để anh không còn phải trực tiếp đương đầu với địch, bài huấn luyện sẽ là xúi các em bé nhi đồng khác làm siu nhơn như anh đã từng. Ôi nghĩ tới thôi là nó sướng râm ran mình mẩy.

Chiều hôm đó, anh bưng sề đậu bán được một mớ, vừa đủ mua hai lít xăng, anh liền hí hửng chạy xuống Bình Chánh bằng xe hăng cải, rồi đổ hết hai lít xăng lên mình và châm lửa. Anh trở thành một ngọn đuốc sống, và bắt đầu vừa chạy vừa la vừa bưng sề đậu. Trên xa lộ, xe hơi mu rùa, xe laDalat, đủ thứ xe bốn bánh chạy nối đuôi, một vài chiếc vespa hai bánh lạc lõng của bọn nhà nghèo. Anh Tám ngó coi bộ sắp tới giờ cao điểm, chắc sẽ có nhiều người chú ý, trong lòng anh rất vui sướng. Anh tăng tốc, chạy thẳng lên mui xe hơi, chạy chuyền từ xe này qua xe khác thật điệu nghệ, cố giậm rầm rầm cho người ta chú ý. Xe cộ bắt đầu ùn tắc, tiếng kèn xe "tin tin", người ta nhìn anh đầy ngưỡng mộ, cảm giác làm siêu anh hùng thật là phê. Tuy nhiên, sự tính toán của anh có chút không khớp thực tế, hai lít xăng chỉ cháy một lát là hết, khi anh vừa tới được xa cảng miền Tây. Trên mình anh khói bốc nghi ngút, vài sợi chỉ trên bộ quần áo của anh bị cháy xém. Anh bèn tới gặp các chú tài xế lái xe, lấy điều chân lý cách mạng mà tỉ tê khuyên nhủ, liền giác ngộ được rất nhiều người, chỉ một lát, anh Tám đã quyên góp được hơn mười lít xăng, có người còn tặng anh luôn cái can đựng xăng, nói là ủng hộ đồng chí Tám làm cách mạng, nghĩa nước tình dân đậm đà làm anh Tám vô cùng xúc động và muốn khóc. Anh Tám thấy mình cần phải làm nhiều hơn nữa, chứ không thể một lèo chạy thẳng đường ra Bình Thạnh, phải chạy khắp nơi trong Sài Gòn cho bà con dân lành biết sự ác ôn của Mỹ Nguỵ, cho các anh chị biệt động biết sự dũng mãnh của đàn em, và cho thấy bọn quân cảnh Nguỵ bất lực thế nào trước sự quả cảm của anh Tám.

Anh Tám càng chạy càng hăng, tiếng anh hô đả đảo rền vang như sấm. Xe cứu hoả rượt theo anh toan xịt nước, liền bị bà con nằm lăn dưới lộ cản lại không cho chúng đến gần, bà con muốn thấy anh chết vì lý tưởng, lâu rồi họ không thấy có chuyện gì xứng tầm tin nóng sốt dẻo. Anh Tám chạy loanh quanh trong quận V, bọn quân cảnh nhìn thấy anh đều co cẳng chạy trốn. Anh Tám chạy lên quận I, bọn phóng viên ngoại quốc há hốc mồm nhìn quên cả chụp hình. Anh Tám mệt, lửa lại sắp tắt vì hết xăng. Tức mình, anh chạy quanh nhìn thấy cái chỗ bán xăng lẻ trong chai của một bà già, không đúng, phải gọi là mụ Nguỵ cái, liền chạy tới cướp một chai xăng mà tu ừng ực ừng ực đầy khoái trá, đến nỗi đàm trong cổ anh khạc ra cũng phựt cháy lửa xèo xèo. Bỗng anh đổi ý không ra Long Bình nữa, vì kho xăng Thị Nghè hiện ra trước mắt. Anh liền liều mình chạy tới đó, anh muốn tắm trong thùng xăng! Nhân viên bảo vệ kho xăng nhìn thấy anh liền sợ vãi đái trong quần, có đứa ngất xỉu, có đứa vỡ mật mà chết tươi. Anh Tám tự mở vòi xăng bơm vào miệng mình, uống cho đến bụng căng ra, rồi cũng vòi xăng đó, anh xịt ra tắm táp cho sảng khoái, xăng xịt tới đâu lửa bùng tới đó.

Sau đó, anh nhớ lại gần đó còn có kho đạn, mấy thằng lính Mỹ Nguỵ thường mua đậu của anh. Bọn chó chết dùng tiền bẩn thỉu để mua, chắc chắn là có ý hạ nhục anh! Anh căm hờn bọn chúng! Nghĩ tới đó, anh liền chạy như bay tới chỗ kho đạn. Từ xa, bọn lính Mỹ Nguỵ nhìn thấy một ngọn lửa đang hừng hừng tiến tới, tên nào tên nấy đều thất kinh hồn vía vì tưởng ma đuốc. Không ngờ, đó là ngọn đuốc sống Tám Văn Lê, người bán đậu! Bọn chúng sợ hãi quỳ lạy anh như sư quốc doanh cúng oản, anh Tám đứng hùng dũng như vị thần, chỉ mặt từng đứa mắng nhiếc thậm tệ, rồi anh hô "cộng sản muôn năm" và lôi đầu từng tên mà xán cho vài bợp tai, anh tán mạnh đến có đứa gãy răng kêu khóc, song vẫn không làm anh nguôi giận, và sự nhân đạo của cách mạng không dành cho chúng, chú lính chì hay dạy thế. Anh Tám vẫn cháy hừng hừng, chỉ thẳng vào mặt bọn Nguỵ và ép chúng lấy chìa khoá mở cửa kho đạn. Tên thủ kho run lập cập bò tới tra chìa khoá, anh Tám chống nạnh theo dõi.

Cửa mở toang, anh Tám lại hoa mắt với muôn ngàn thùng sắt, cái nào như cái nấy. Anh lại bắt chúng mở hết nắp các thùng đạn ra rồi chỉ cho anh cái nào là đạn súng máy, cái nào là đạn đại bác. Xong đâu đấy, anh đuổi hết bọn chúng ra ngoài rồi đóng cửa cố thủ, lúc này người anh vẫn cháy phừng phừng. Anh thấy hy sinh như thế này là quá vô ích, nên anh lục tìm trong kho đạn được một tờ giấy canson khổ lớn và một cây viết trung cộng đầy mực, cùng các thứ compa thước kẻ. Anh vẽ lại sơ đồ các thứ vũ khí tối tân của bọn Mỹ Nguỵ. Tuy trong kho đã tắt hết đèn đuốc nhưng tư người anh vẫn toả ra ánh sáng chan hoà.

Sau khi vẽ xong, lửa trên mình anh cũng vừa tắt. Anh biết bọn Mỹ Nguỵ bên ngoài đã bỏ chạy hết từ lâu nên cứ ung dung mở cửa đi ra sau khi kịp kích hoạt một trái bom hẹn giờ. Sau đó, anh bình tĩnh vượt qua rất nhiều trạm kiểm soát của địch và về Củ Chi an toàn với bản vẽ vũ khí trên tay, hội ngộ với các anh hùng Núp. Từ đó, anh trở thành huyền thoại của phong trào chống Mỹ Nguỵ cứu nước, nhưng tính anh không thích phô trương nên không xuất hiện, thành ra người ta tưởng anh đã chết trong kho xăng hoặc kho đạn.

Chuyện kể rằng anh và chị Võ Thị Sáu đã được ra thăm bác. Sau đó chị Sáu có mang, hai người kết hôn và sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

Nguồn: Page Triết Học Đường Phố

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Nhặt sạn trong học thuyết Marx (Vol 11)

(Trích tuyên ngôn ĐCS) Những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương nghiệp và người thực lợi nhỏ, thợ thủ công và nông dân là những tầng lớp dưới của tầng lớp trung đẳng xa kia, đều bị rơi xuống hàng ngũ giai cấp vô sản, một phần vì số vốn ít ỏi của họ không đủ cho phép họ quản lý những xí nghiệp, nên họ bị sự cạnh tranh của bọn tư bản hơn đánh bại, một phần vì sự khéo léo nhà nghề của họ bị những phương pháp sản xuất mới làm giảm giá trị đi. Thành thử giai cấp vô sản được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư. (Hết trích).

Thực tế đã trả lời không hoàn toàn như vậy, và link đã dẫn là 1 ví dụ.

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/de-che-ty-usd-tu-thoi-son-moi-3032099.html

Ở đời, vốn dĩ ngu nhiều hơn khôn, thế nên có thể có 1 số đông những người ngu đã phải tuân theo quy luật mà tuyên ngôn chỉ ra. Nhưng đâu đó vẫn có những cá nhân xuất sắc không tuân theo điều ấy.

Không chỉ là trong lĩnh vực mỹ phẩm mà cả những lĩnh vực cần vốn lớn như CNTT là rõ nhất. Apple, HP, Dell... đều là những ví dụ như thế.

Facebook chúng ta đang dùng, cũng là 1 ví du tiêu biểu, khi nó được lập ra bởi 1 thằng sinh viên, và giờ thì trở thành 1 đại gia trong làng công nghệ.

1 cậu bạn của mình, hồi xưa nói chuyện với Trí Thức Cộng Sản, nay là Lê Quang Trung. Cậu bạn mình nói rằng sau này sẽ lập doanh nghiệp, LQT nói lập doanh nghiep ra bị mấy thang tu bản lớn nó bóp chết ngay.

Nói như vậy là có nghĩa ai khởi nghiệp cũng cầm chắc thất bai 100% rồi.

1 ví dụ ngay tại Việt nam, là Vina Cafe đã có từ lâu và thống trị thị trường Cafe Việt nam. Trong khi Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ là 1 tay trên răng dưới dái, nhưng nay nhìn hệ thống Cafe Trung nguyên, tất cả đều phải nghĩ khác.


Tóm lại, là sống hay chết, chủ yếu do chính mình thôi.

Các comments phản hồi trên facebook.

https://www.facebook.com/cuuchithanphim/posts/1423874611166535?pnref=story

Truyện ngắn: Chính trị là bẩn thỉu. Tác giả: Hoàng Tuấn Ngọc.

Hắn mở mắt ra nhìn xung quanh. Toàn thân đau nhức mệt mỏi. Hắn đã nằm trên giường bệnh này mấy tháng rồi, và hắn biết thời gian trên dương thế của hắn chẳng còn lại bao nhiêu.

- Đám tụi bay lui hết ra ngoài cho ta!

Mấy tên ngự lâm quân lặng lẽ nhìn hắn, không phản ứng gì.

Hắn đưa mắt nhìn vị sư phụ bao năm hắn tôn kính, uể oải nói:

- Thầy Hạnh. Con bây giờ vẫn còn là vua phải không?

Vị sư phụ già quắc thước trong bộ y phục sư chùa màu trắng tinh khôi bước lại bên giường bệnh, ngồi xuống cạnh hắn, âu yếm nhìn hắn rồi dịu dàng cất tiếng:

- Đĩnh nhi. Con cũng biết trong đám học trò của ta, ta yêu thương con nhất. Ta biết con có chuyện muốn nói với ta.

Ông phẩy tay với đám ngự lâm quân:

- Các ngươi ra ngoài hết cho ta! Ta muốn nói chuyện riêng với Đĩnh nhi.

Đám ngự lâm quân nghe lệnh lục tục ra ngoài.

Một phút yên lặng nặng nề trong phòng bệnh. Vị sư phụ rốt cục lên tiếng:

- Đĩnh nhi. Ta biết con có nhiều chuyện muốn hỏi ta. Thời gian của con còn lại không nhiều. Ta hứa sẽ trả lời trung thực hết tất cả các câu hỏi trong lòng con... trước khi con ra đi... vĩnh viễn. Ta muốn con... an lòng nhắm mắt.

Hắn thở dài buồn. Hắn đã đoán biết gần hết các câu trả lời hắn muốn hỏi trước khi xa lìa trần thế. Chỉ là hắn lại muốn trước khi chết được nghe chính vị sư phụ tôn kính của hắn xác nhận. Dù sao hắn vẫn còn một số điểm uẩn khúc, mơ hồ. Hắn nhìn sư phụ hồi lâu rồi nói:

- Thầy Hạnh. Thầy biết rõ âm mưu Uẩn huynh hại con?

Vị sư phụ lặng lẽ gật đầu.

Hắn lại hỏi:

- Uẩn huynh hại con bằng cách nào vậy? Một thân võ công thầy truyền dạy cho con giờ đã mất hết rồi. Con cách cái chết cũng chẳng bao xa nữa. Con không biết Uẩn huynh hạ thủ hại con thế nào, hại con lúc nào. Thật là lợi hại!

Vị sư phụ đáp:

- Đó là một loại độc dược không màu sắc, không mùi vị. Kẻ đầu độc con là gã đầu bếp ngự thiện tin cẩn ở ngay bên cạnh con. Hắn đã âm thầm đầu độc con, mỗi ngày một ít, bắt đầu từ cách đây nửa năm khi con tiếp phái bộ Tống triều.

Ông ngừng lại một lát rồi nói tiếp:

- Độc dược này không bộc phát ngay mà phá cơ thể từ từ. Ba tháng đầu còn chưa thấy gì nhưng các bộ phận cơ thể bị phá hủy dần. Sáu tháng sau thì lục phủ ngũ tạng đã bị phá nát, có thần y cũng chỉ lắc đầu bó tay, vô phương cứu chữa.

Rồi ông thở dài nói:

- Chính trị nó là như thế đấy, con ạ. Đĩnh nhi, năm năm qua con tại vị trên ngai vàng nhưng con có phút nào được yên hưởng thái bình? Con dẫn quân đánh đông dẹp bắc, ổn định giang sơn, thống nhất xã tắc, tạo phúc cho muôn dân. Trước khi con cầm quyền bính, xã tắc này chia năm xẻ bảy. Võ công ta dạy con giúp con thành một chiến tướng bất bại trên chiến trường. Nhưng chính trị ta dạy con, con lại không để ý, dẫn tới cái di hại hậu quả ngày hôm nay. Ta đã từng bảo con, ta lợi hại nhất không phải là võ công, mà là... chính trị. Và ta vốn là con người của... chính trị.

Hắn không cảm thấy hứng thú nghe sư phụ giảng giải. Hắn ngắt lời sư phụ, hỏi:

- Độc dược này có phải sư phụ điều chế ra? Khả năng dược học này chỉ có thầy mà thôi. Uẩn huynh không thể làm được.

Vị sự phụ lặng lẽ gật đầu. Hắn cảm thấy uể oải chán nản. Hắn muốn đưa tay lên che mặt, nhưng không đủ sức. Sức mạnh oai hùng của vị đệ nhất võ tướng, đệ nhất quân vương ngày nào đã từ lâu rời thân thể hắn. Hắn nhìn sư phụ bảo:

- Thầy gọi đó là chính trị. Nhưng với con, đó là những kế sách, âm mưu, thủ đoạn thâm độc, hèn hạ, bỉ ổi, không xứng đáng với một bậc quân vương.

Vị sư phụ lắc đầu nói:

- Đĩnh nhi. Con trong sáng quá. Làm quân vương giỏi phải là con người biết làm chính trị. Ta đã từng dạy con, thực chất người làm chính trị và kỹ nữ vốn không khác gì nhau. Kỹ nữ chỉ biết có tiền. Người làm chính trị chỉ biết có quyền. Kỹ viện là nơi kỹ nữ thi thố những thủ đoạn hạ đẳng đê tiện cấp thấp để moi tiền khách làng chơi. Chính trường là nơi người làm chính trị thi thố những thủ đoạn hạ đẳng đê tiện cấp cao để tranh giành quyền lợi, địa vị. Hai nơi đó không bao giờ có niềm tin, tình yêu, đạo đức... Hai nơi đó... dơ bẩn không khác gì nhau. Và muốn thành công ở hai nơi đó, con người phải không được từ một thủ đoạn nào có lợi. Đã làm chính trị thì đạo đức, danh dự, tình bạn, tình yêu... tất thảy chỉ là những thứ... treo trên cửa miệng... để lừa đảo, mị hoặc dân lành mà thôi.

Hắn thở dài. Hắn lúc trước cảm thấy, giờ thì đã nhìn thấy rõ. Đã quá trễ, nhưng hắn không cảm thấy hối tiếc. Con người hắn là như thế. Bùi ngùi một lát, hắn hỏi:

- Thầy Hạnh. Chắc thầy vẫn giận con việc một năm trước con đã sai người róc mía trên đầu Nhan huynh?

Vị sư phụ lập tức lắc đầu:

- Không bao giờ. Thằng Nhan là một đứa bất tài và phản phúc. Nó không bén được cái gót chân của con hay Uẩn nhi. Nó căn bản không xứng là học trò ta. Nó khoác áo cửa Phật mà uống rượu, ăn thịt, đánh người, chơi kỹ nữ... không gì không làm. Nó âm mưu hại con không thành, con không ngũ mã phân thây hắn xuống là quá nể mặt ta, nể tình sư huynh đệ rồi.

Ông nhìn hắn một lúc, rồi nói tiếp:

- Chính con không nằm trong cửa Phật nhưng mới là người có Phật tâm. Con chinh chiến dẹp loạn xong, nhún mình tiếp sứ Tống, chủ động phái sứ thần sang Tống triều thỉnh Phật kinh về an dân trị nước. Cũng vì con lo cho dân cho nước, lo cho Phật sự, sơ tâm không đề phòng thủ đoạn tiểu nhân hèn hạ nên mới mắc độc thủ ám toán của... của Uẩn nhi.

Hắn gật đầu. Việc này thì hắn biết rõ. Những năm hắn dẫn quân chinh chiến bên ngoài, quyền nội chính tại kinh đô Hoa Lư hắn giao lại toàn bộ cho vị sư huynh tài năng mẫn cán. Hắn không ngờ vị sư huynh hắn một lòng tín nhiệm ấy đã âm thầm xây dựng vây cánh, ngầm giăng lên một cái bẫy cho hắn. Để tới khi hắn bị hạ độc thủ, ngay đám ngự lâm quân cận vệ thân cận bên mình giờ cũng thành người của sư huynh, không buồn nghe lệnh hắn, dù rằng hắn vẫn còn là vị quân vương của đất nước này trên danh nghĩa.

- Thầy Hạnh. Khi con nhuốm bệnh, chỉ lo cho việc nước mà phải cố gắng thiết triều dù đang trên giường bệnh. Cái đó ai ai cũng biết. Tại sao bên ngoài đồn đại con sa đọa tới mức... dựng lên cho con cái tên Lê Ngọa Triều?

Vị sư phụ bật cười:

- Đĩnh nhi. Chính trị nó bẩn thỉu thế đấy. Người dựng cái tên Lê Ngọa Triều ấy cho con chính là sư huynh con. Uẩn nhi nó học ta, nhưng nó còn... lợi hại hơn ta gấp vạn lần.

Vị sư phụ tránh ánh mắt dò xét của hắn, giải thích tiếp:

- Con đi chinh chiến bao năm, những người thân cận quanh con... được gì? Người ta vô chính trường vì danh vì lợi. Con không mang lại danh lợi gì cho họ hết. Con muốn mang lợi ích tới cho muôn dân, mà muôn dân thì... ngu dốt... và thực sự những người quanh con chả ai quan tâm tới họ hết. Mỗi người chỉ vì chính mình mà thôi. Uẩn nhi thắng con vì nó hiểu được điều này.

Ông quay lại nhìn hắn:

- Con cũng biết lũ văn nô trong triều đầy dẫy. Con thường ngày coi thường bọn chúng. Nhưng con không nhìn thấy sự lợi hại của bọn chúng, cái lũ văn nô đó. Lúc con chinh chiến bên ngoài, Uẩn nhi đã lập ra một hệ thống... tuyên giáo, khống chế toàn bộ lũ văn nô. Chỉ cần Uẩn nhi ném cho đám nô văn đó một vài khúc xương, chúng sẽ vung bút múa lên bất cứ những gì Uẩn nhi muốn. Một vài năm nữa, chúng sẽ biến Uẩn nhi thành một dạng thần nhân trong mắt đám dân đen ngu dốt. Cái kế hoạch thiên đô về hạ lưu sông Hồng đầy tham vọng của con, Uẩn nhi sẽ tiếp bước. Không biết chừng lúc đó, tụi văn nô sẽ dựng thánh, sẽ tưởng tượng ra... một con rồng bay lên nhào lộn... Rồi chúng sẽ múa bút lừa mị dân đen ngu dốt... để rồi một ngày nào đó điều đó sẽ giúp Uẩn nhi thu dụng nhân tâm, dựng lên được một Thăng Long Thành hoành tráng... như tâm huyết của con. Ta nghĩ, chí ít thì... tâm huyết của con không mất đi, chỉ là... người thụ hưởng là một người khác. Chính trị nó là như thế, con ạ.

Hắn mỉm cười nhìn vào mắt sự phụ hỏi:

- Có phải thầy lập ra kế hoạch này không?

Vị sự phụ lại lặng lẽ gật đầu.

Hắn muốn cười lớn, cười ha hả vì cái ý tưởng con rồng bay lên nhào lộn hoành tráng ấy. Hắn thấy điều ấy vô cùng hài hước. Nhưng hắn yếu quá, muốn cười lớn mà cười không nổi nữa. Rồi hắn chợt thấy ngao ngán. Tất cả mọi việc đã sắp đặt sẵn. Hắn không thay đổi được gì nữa rồi.

- Thầy Hạnh. Thầy đứng sau tất cả các âm mưu của Uẩn huynh từ đầu, phải không?

Vị sư phụ không trả lời. Hắn hiểu sư phụ không phủ nhận. Hắn lại hỏi:

- Tại sao?

Vị sư phụ thở dài nói:

- Vì Uẩn nhi... nó thực sự... là con ta.

Hắn giật nảy mình. Mọi việc trở nên sáng sủa, rõ ràng hơn bao giờ hết. Vị quốc sư, người thầy tôn kính của hắn trước mặt hắn đây mới thực sự là chủ sự của mọi kế hoạch tiếm quyền đoạt vị sau lưng hắn.

Hắn ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:

- Thầy Hạnh. Con chỉ có một yêu cầu cuối cùng. Khi con chết, thầy bảo Uẩn huynh hãy chôn con lặng lẽ. Hãy xóa cái tên Lê Long Đĩnh trong lịch sử. Con để lại hết thảy cho Uẩn huynh mà không đòi hỏi điều gì khác.

Vị sư phụ lắc đầu:

- Không, con ạ. Khi con chết đi rồi, cái xác con vẫn còn giá trị. Người làm chính trị như Uẩn nhi sẽ không bao giờ bỏ qua, dù chỉ là một cái xác, khi nó còn giá trị lợi dụng.

Vị sư phụ lơ đãng nhìn ra cửa sổ, nói tiếp:

- Ta đã hứa trả lời tất cả các câu hỏi của con, để con an lòng trước khi chết. Uẩn nhi nó sẽ sai đám văn nô bồi bút... dựng lên một hình tượng mới hoàn toàn về con, một... Lê Ngọa Triều tàn bạo, khát máu và sa đọa. Cuộc chiến giữa con và Uẩn nhi, con đã là kẻ chiến bại. Cái giá phải trả cho kẻ chiến bại là như thế. Uẩn nhi nó sẽ làm thế. Nó sẽ dựng hình ảnh của nó... đối lập với con... một thần nhân... tạo phúc cho xã tắc, bá tánh. Đĩnh nhi, chính trị là như thế. Chính trị là thứ bẩn thỉu, vô cùng bẩn thỉu, bẩn thỉu nhất trong các thứ bẩn thỉu trên cõi đời này.

Hắn chán nản quay mặt đi chỗ khác. Hắn không muốn nhìn vị sư phụ bao năm hắn hằng tôn kính một chút nào nữa. Tuy nhiên, hắn lại tò mò. Hắn muốn hỏi một câu ngứa ngáy trong lòng nãy giờ mà chưa nói được ra. Cuối cùng, hắn cũng buộc miệng hỏi:

- Thầy Hạnh. Thầy từng nói với con, thầy là con người của chính trị. Thầy lại bảo chính trị là bẩn thỉu. Lẽ nào thầy cũng... bẩn thỉu như thế? Và... nếu vậy, thầy âm thầm lập kế hoạch từ đầu hại con, thầy... vì cái gì vậy? Chính thầy từng dạy con... người không vì mình, trời tru đất diệt. Thầy trong cửa Phật, thầy làm vậy... được gì cho mình?

Vị sư phụ bật cười:

- Uyển nhi lên làm vua. Không ai biết nó là con trai ta. Ta lại thân trong cửa Phật, nó không thể dựng ta, cha của nó, lên làm Thái Thượng Hoàng. Nhưng nó có thể làm... hơn thế.

Ông chợt cao hứng vung tay:

- Thái Thượng Hoàng? Thái Thượng Hoàng đã là cái gì? Nó... con trai ta... nó sẽ dựng ta thành... một vị thần. Một vị thần thật sự của cái xứ sở này. Nó sẽ dựng ta thành một... Vạn Hạnh Thần Sư... vạn đời lưu danh sử sách. Ta... Vạn Hạnh Thần Sư... thần ở trên mọi người... thần ở trên đời... thần của... vạn đời.

Vị sư phụ đang hưng phấn chợt nhìn thấy nụ cười nhếch mép nửa miệng của hắn. Ông cụt hứng dừng lại. Ông tự nhiên cảm thấy nói chuyện với gã học trò gần đất xa trời này không còn hứng thú nữa. Ông đứng dậy, bước ra khỏi cửa.

Hắn vẫn cười nửa miệng. Có lẽ hắn không còn đủ sức để cười cả miệng.

Dù quay lưng lại, nhưng vị sư phụ vẫn cảm thấy nụ cười nửa miệng của hắn, nụ cười không hề có nét gì bi thương cay đắng như ông nghĩ mà lại nhuốm màu lạnh lẽo khinh khi của gã học trò yêu. Thực lòng, trong vô số học trò xuất sắc ông, ông tán thưởng và thương yêu hắn nhất. Một tên học trò đa tài, hào hoa, dũng mãnh... một bản sao của vị Thập Đạo Tướng Quân năm nào. Nhưng ông phải làm những gì con người như ông cần làm. Ông không có lựa chọn nào khác.

Bước ra tới cửa, ông chợt quay lại. Ông nhìn hắn, một chút nuối tiếc hỏi:

- Thầy đi đây. Hình như con... còn có điều gì... muốn nói với thầy.

Hắn gật đầu đáp:

- Vâng.

Một sức mạnh từ đâu chợt kéo về trong cái cơ thể tàn tạ của hắn. Hắn đã có thể ngồi nhỏm dậy, nói:

- Thầy Hạnh. Thầy nhiều lần bảo thầy là hiện thân của chính trị. Vâng, con chỉ có một lời cuối muốn nói với thầy thế này.

Rồi, với tư thế ngồi thẳng ấy, hắn nhìn thẳng vô mắt ông thầy tôn kính, dõng dạc nói:

- Đ.m. chính trị! Đ.m. thầy!

Sài Gòn 2006
======
(P/S: Truyện biên gần 10 năm rồi, ý tưởng biên y chang như stt của Phong Minh Nguyen và cmt của Đức Nhật, nên post lại chia sẻ với ace. Truyện này mình cũng đã từng post trong BVM)



Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Võ Nguyên Giáp vô công trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo mình, thì đại tướng Võ Nguyên Giáp không có bất cứ công lao gì trong chiến thắng Điện Biên Phủ cả.
Các bạn, xin đừng vội giật mình. Facebook mình không bị hack, mình cũng không có ý câu likes. Mình vẫn là LNO thôi, nhưng đang phân tích 1 cách hết sức khoa học và biện chứng, bằng cách sử dụng học thuyết giá trị thặng dư của Marx.
Theo Marx, ta có công thức sau đây.
Giá thành = Chi phí cố định + tiền công + lãi (giá trị thặng dư).
Theo đó, giá trị sức lao động của công nhân bao gồm "Tiền công + lãi" đã được kết tinh trong hàng hóa, hoàn toàn thuộc về công nhân. Còn nhà tư bản, dù đã bỏ ra cả vốn, thời gian, tâm sức, tạo ra môi trường làm việc hoàn hảo cho công nhân, nhưng theo Marx, thì nhà tư bản không có phần trong đó. Việc nhà tư bản lấy đi 1 phần giá trị sức lao động của công nhân, ở đây là lãi, hay còn gọi là giá trị thặng dư, là bóc lột công nhân.
Từ đó mà suy, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bày ra đủ trò ở Điện Biên Phủ, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ hoàn toàn thuộc về những người lính tham gia chiến đấu, không tiếc máu xương, chứ đại tướng không có phần trong đó.
Đại tướng mà đòi chia phần, là bóc lột chiến công của những người lính.
Xin hết.
Các comments phản hồi trên facebook.
https://www.facebook.com/TheWindsOfCreation/posts/384737138382683?pnref=story

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Khả năng nói láo và mị dân...

... của HCM và đồng bọn thật ghê gớm...


Có thể chắc chắn, đa số dân VN bị cuốn vào cuộc chiến vì 2 lý do. 1 dân trí thấp, 2 vì sự lòe bịp, chứ chẳng vì giác ngộ cách mạng nào cả.

Xin bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.


Full, HD, không che:
https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1/photos/a.551760078184077.148040.114731331886956/1202062839820461/?type=1

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Chạy trốn khỏi thiên đường

Hàng dài xe hơi của những người Đông Đức xếp hàng tại Schirnding biên giới Đông Đức với Tiệp Khắc ngày 5 tháng 11 năm 1989 để lên đường sang Tiệp Khắc, nơi họ sẽ đi qua Hungary sang Áo trước khi đi đến đích là Tây Đức. Việc các quốc gia Đông Âu dần mở cửa biên giới với các nước Tây Âu trong đó Hungary đã mở cửa biên giới với Áo tháng 8 năm 1989 đã mở đầu cho những cuộc vượt biên từ Đông sang Tây Âu. 4 ngày sau khi bức ảnh được chụp, bức tường Berlin sụp đổ chấm dứt sự chia cắt nước Đức.

Ảnh: Cơ quan tin tức Quốc gia Hà Lan (ANP)

Nguồn: Lịch sử hiện đại: Chiến tranh và cách mạng. Xin bấm vào hình để xem hình lớn hơn.

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Điểm chung của chủ nghĩa cộng sản và bán hàng đa cấp

Điểm 1: cả hai đều dựa vào mớ lý thuyết siêu tưởng, "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu", "ngồi chơi ko cũng có tiền vào".

Điểm 2: mớ lý thuyết này được tuyên truyền bởi bọn "tuyên giáo". Phải nói là khi nghe 1 cán bộ tuyên giáo hay 1 nhân viên bán hàng đa cấp thì mới biết nghệ thuật chém gió đã đến mức đăng phong tạo cực.

Điểm 3: đa phần những người đi theo cộng sản hay đa cấp đều là những người nông dân hay những người học vấn ko cao. Đa phần chứ ko hoàn toàn.

Điểm cuối cùng: cả thành phần lãnh đạo cộng sản lẫn đa cấp đều ăn sung mặc sướng, còn thành phần cấp dưới phải Nai lưng ra phục vụ thành phần lãnh đạo.

Tác giả: Dung Pham.

Có nhất thiết phải có một lãnh tụ?

Có lẽ người Việt Nam hiện nay coi việc mỗi đất nước có một lãnh tụ là điều đương nhiên, nhưng điều đó có thật sự chính xác?

Nếu chú ý, việc sùng bái cá nhân lãnh tụ dường như chỉ tập trung ở một vài quốc gia mà sự phát triển đất nước không cao.

Những nước đi đầu về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật…, những nước luôn được các quốc gia nhỏ lấy làm tấm gương để phát triển, ở những nước này lại hầu như không thấy sự hâm mộ tập trung vào một cá nhân.

Đầu tiên là Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama rất được hâm mộ, nhưng chủ yếu vì ông là người da màu đầu tiên nắm chức vụ này chứ chẳng phải vì quá xuất sắc so với những người tiền nhiệm.

Mới đây vị Tổng thống Mỹ đã nhắc khéo giới lãnh đạo châu Phi (vốn nổi tiếng về tham quyền cố vị) rằng ông yêu thích công việc này và hoàn toàn có thể làm thêm nhưng hiến pháp Mỹ không cho phép.

Không chỉ là luật pháp, thực tế nước Mỹ đúng là không cần một vị Tổng thống nào cầm quyền lâu dù người ấy có xuất sắc thế nào đi nữa. Tổng thống Mỹ cũng chỉ là người có nhiều quyền quyết định nhất chứ không thể một mình làm nên tất cả.

Vẫn còn những cơ chế quyền lực khác như Quốc hội để đảm bảo nền dân chủ của nước Mỹ và đảm bảo rằng mọi quyết định của người đứng đầu đất nước hợp với đa số những người đại diện nhân dân.

Nước Mỹ đã trải qua bao đời Tổng thống, cũng có nhiều ông nổi tiếng, nhưng chẳng có ông nào được cho là lãnh tụ vĩ đại để đem ra ca ngợi mọi lúc mọi nơi cả.

Sau khi Franklin D. Roosevelt – một trong những Tổng thống vĩ đại nhất qua đời khi đang làm nhiệm kỳ thứ 4, Mỹ ra luật người đứng đầu Nhà Trắng chỉ được nắm quyền tối đa 2 nhiệm kỳ.

Từ đó cứ đều đều ông 1 nhiệm kỳ, ông 2 nhiệm kỳ. Có ông xuất sắc, có ông kém hơn một chút. Nhưng nước Mỹ có thay đổi gì không? Chẳng có gì cả, vẫn dẫn đầu thế giới.

Quay sang Nhật. Nếu chỉ nhìn vào mật độ thay Thủ tướng thì nước này có thể bị đánh giá là bất ổn nhất thế giới.

Trước khi Junichiro Koizumi lên nắm quyền, Nhật Bản có 10 Thủ tướng trong 12 năm. Sau khi ông rời nhiệm sở, đất nước mặt trời mọc cũng có 6 người đứng đầu đất nước trong 6 năm. Đến nay mới có một người có thể tái đắc cử là đương kim Thủ tướng Shinzo Abe.

“Bất ổn chính trị” như thế nhưng Nhật vẫn là nền kinh tế hàng đầu thế giới. Ngay cả thời kỳ phát triển thần kỳ trước đây, người ta cũng không tìm ra một vị lãnh tụ có công lao to lớn nhất đối với đất nước Nhật để tôn làm thần thánh. Thành quả của nước Nhật là của một tập thể nhiều người xuất sắc.

Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada… cũng vậy, sự phát triển của họ cũng không gắn liền với một tên tuổi cụ thể nào.

Singapore là một trường hợp hiếm hoi khi cố Thủ tướng Lý Quang Diệu được coi là người khai quốc công thần. Nhưng ở đây người ta cũng không dựng tượng tràn lan để “đời đời nhớ ơn” dù công lao của Lý Quang Diệu là không phải bàn cãi.

Các nước “chưa phát triển”

Các lãnh tụ vĩ đại đặc biệt phổ biến ở những nước kém phát triển hơn. Có thể kể ngay ra đây: Triều Tiên, Cuba, Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc.

Ở Triều Tiên là cha con Kim Nhật Thành và Kim Jong Il, Cuba là Fidel Castro, Việt Nam là Hồ Chí Minh, Lào có Kaysone Phomvihane, Campuchia có Norodom Sihanouk, Trung Quốc có Mao Trạch Đông.

Đây phần lớn đều là những nước Xã hội Chủ nghĩa và đều nghèo cả. Trung Quốc có thể có tổng sản phẩm quốc nội lớn, nhưng bình quân đầu người còn thấp, phát triển nhanh nhưng không bền vững.

Có thể ai đó sẽ nói rằng, vì kém phát triển nên cần phải có những con người vĩ đại để làm chỗ dựa tinh thần và soi đường chỉ lối. Nghe thì cũng có lý nhưng thực tế những nước này đã trải qua gần nửa thế kỷ hòa bình mà không phát triển được nhiều.

Vì sao?

Thứ nhất: Các nước phát triển đều là những nơi tự do thông tin, nên bất kể nhân vật nào cũng được đánh giá theo nhiều chiều. Mà trên đời không ai hoàn hảo, nên một phần cũng vì lý do này mà các nước lớn ít sùng bái chính trị gia – một nghề luôn cần nhiều thủ đoạn.

Ngược lại, vì bị che dấu thông tin nên các nước nhỏ luôn cảm thấy lãnh tụ của mình vĩ đại hơn lãnh đạo nước lớn, dù khả năng nước nhỏ sản sinh ra người tài hơn nước lớn là không nhiều.

Thứ hai: Ở các nước phát triển, các học thuyết, hệ tư tưởng luôn phải được đổi mới, bổ sung, phát triển cho phù hợp với thời đại. Nên các nước này không bám lấy một hình ảnh nào mãi.

Những cá nhân đó nếu quả thật có vĩ đại thì cũng mất rồi, sau khi họ qua đời mà cứ bám vào quá khứ liệu có sáng suốt?

Tư duy của một người ở nửa thế kỷ trước liệu có còn thích hợp với thời hiện tại? Ở đây không có ý chê bai lãnh tụ, nhưng tầm nhìn của một con người nhìn chung cũng có giới hạn. Làm sao bắt một người phải thấy được tương lai của loài người trong 100 năm tới?

Điều này lãnh đạo các nước Xã hội Chủ nghĩa cũng thừa hiểu, nhưng họ cần một biểu tượng hoàn hảo để chống đỡ cho chế độ, để người dân luôn trong nỗi lo sợ bị người khác đánh giá là suy thoái đạo đức khi dám động đến tấm gương sáng ngời của lãnh tụ.

Hậu quả

Thực tế chứng minh, việc đề cao một cá nhân hầu như không ích lợi gì cho nhân dân và đất nước, nó chỉ tốt cho nhà cầm quyền muốn duy trì sự độc tài. Các nước Xã hội Chủ nghĩa đã thế, sau này lại thêm một số lãnh tụ thời hiện đại như Putin, Hugo Chavez... và đều không thể đưa đất nước tiến lên.

Những quyết định độc đoán không dựa trên ý kiến của một hội đồng hiếm khi mang lại kết quả tốt đẹp. Putin nóng đầu sáp nhập Crimea vào Nga, nhưng chỉ sau một thời gian đã cho thấy: đối đầu với phương Tây là một việc làm duy ý chí. Hugo Chavez quốc hữu hàng loạt những ngành kinh tế lớn để rồi bây giờ nền kinh tế nước này sụp đổ.

Phương Tây có thể chia rẽ, tranh cãi gay gắt về nhiều vấn đề, trong đó bao gồm cả phương cách đối đầu với kẻ thù, những cái đó luôn được trưng ra khiến cho các nước độc tài “luôn nhất quán trong mọi hành động” chê cười.

Nhưng về lâu dài, phần thắng luôn thuộc về phía “không đoàn kết” kia khi mà mỗi hành động của họ đều trải qua thảo luận và phe có nhiều sự hợp lý hơn luôn chiếm đa số, mọi thứ luôn được đặt lên bàn cân để tính toán kỹ lưỡng chứ không phải sau một phút bốc đồng hoặc chỉ vì một lý tưởng mù quáng.

Một khi đã quyết định chiến đấu với Nga là phương Tây đã suy tính đủ rồi, nên Putin không thể đương đầu lại.

Tóm lại, thời mà một cá nhân với quyền lực vô song quyết định tất cả đã xa rồi.

Truyền hình Việt Nam đang chiếu lại bộ phim “Tể tướng Lưu gù” vào 20h hàng ngày trên VTV2. Phim có đoạn Lưu Dung kịch liệt phản đối quyết định của Hoàng đế Càn Long khi vị vua cho xây dựng một ngôi chùa tiêu tốn 8 triệu lạng bạc trong lúc dân ở lưu vực sông Hoài đang đói kém vì lũ lụt, người chết đói đầy đường.

Chỉ với một lý lẽ: “Phật thì cần ở chùa, dân thì cần gạo ăn, bên nào cần hơn trẫm khắc tự biết” của Hoàng thượng, mọi lời kêu gọi của vị Tể tướng đều vô vọng. Cứ mỗi câu “Hoàng thượng, hãy lấy dân làm gốc!”, Lưu Dung lại bị hạ thêm vài cấp bậc, nhưng ông vẫn không ngừng lời cho đến lúc bị lột hết mũ áo, tống ra khỏi cung điện.

Vào thời đó, “kháng chỉ” là tội chém đầu và Lưu Dung may mà chỉ bị đuổi về quê, còn việc xây dựng thì vẫn cứ phải tiến hành vì thánh chỉ một khi đã ban ra là không thể thay đổi được.

Hiện tại ở Việt Nam cũng có một việc như vậy, chuyện tưởng chừng chỉ có ở những năm 1700, cách đây đã 3 thế kỷ.

Tác giả: Đức Thắng.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Sự thật cái chết của Hoàng Cơ Minh, đảng trưởng Việt Nam canh tân cách mạng đảng, hay còn gọi là Việt Tân


Nhìn thấy Trần Hạo Nam xông vào tận hang ổ của mình ở biên giới Lào – Việt Nam, tả xung hữu đột giữa đám lâu la như chỗ không người, sau cùng từ từ tiến đến trước mặt mình, lão đại ma đầu Hoàng Cơ Minh, đảng trưởng đảng Việt Tân vẫn ngồi dạng háng trên trướng, nhếch mép, nói:

- Hừm, trúng phải 12 thành công lực của tuyệt kỹ “Việt Nam canh tân cách mạng đảng liên hoàn chưởng pháp” của ta mà ngươi vẫn chưa chết, ngươi cũng cứng mạng đó. Nhưng ngươi sẽ không có cơ hội thứ 2 đâu. Lần này ta sẽ không dùng chưởng với ngươi cho tốn sức, mà sẽ dùng cái này cho nhanh. Hãy đọc kinh đi, trước khi ta đưa ngươi về chầu trời.

Nói rồi, nhanh như chớp, lão rút súng ngắn, thứ vũ khí giết người tối tân nhất của thế kỷ 19 ra, nhằm giữa đầu Nam bóp cò.

- Đoàng!

- Chát!

Hoàng Cơ Minh trố mắt ra nhìn không chớp, khi thấy sau làn khói súng, Trần Hạo Nam vẫn đứng sừng sững, với 1 thứ vũ khí kỳ lạ, chưa từng thấy bao giờ trên tay.

- Chuyện… Chuyện gì xảy ra vậy? Ngươi vẫn còn sống ư?

Trần Hạo Nam nhếch mép, nói:

- Đấy mới chỉ là màn chào hỏi, chưa phải lever cuối cùng của ta đâu. Hôm nay ngươi sẽ phải đền tội, và sẽ phải nhường ngôi thiên hạ đệ nhất cao thủ cho Trần Hạo Nam này đấy.

Hoàng Cơ Minh cười gằn, nói:

- Mẹ cái thằng này, mày đùa dai quá đấy, để tao xem lá gan mày lớn bao nhiêu?

1 lần nữa, lão giơ súng nhằm giữa đầu Nam và “Đoàng!”

Nhưng, 1 lần nữa, 1 tiếng “Chát” khô khốc vang lên. Lần này thì Hoàng Cơ Minh nhìn rõ, 1 vật gì đó từ vũ khí kỳ lạ của Trần Hạo Nam bay ra với tốc độ và sức mạnh không kém gì vũ khí của mình. Kinh hoàng hơn, nó bay ra không phải để giết mình, mà để cản viên đạn của mình, với độ chính xác đến từng milimet.

Hoàng Cơ Minh khiếp sợ, chân đứng không vững, lảo đảo thoái lui từng bước, miệng lắp bắp:

- Ngươi… Ngươi…

Trần Hạo Nam ngửa mặt lên trời, nói:

- Cha, mẹ, các anh chị em có linh thiêng, thì hôm nay, xin hãy về đây xem con đòi lại công bằng cho mọi người.

Rồi chàng từ từ, từng bước 1 tiến đến trước mặt lão đại ma đầu.

- Ngươi còn muốn nói gì nữa không?

Hoàng Cơ Minh kinh hãi đến tột độ, ngã bệt xuống sàn nhà, bò giật lùi đến chân tường, run rẩy giơ súng lên, hết nhìn khẩu súng rồi lại nhìn Nam, với vẻ mặt thất vọng cùng cực, sau cùng lão giương nòng, nhằm giữa đầu Nam lần chót.

- Đoàng!

Viên đạn bay ra khỏi nòng, đi được nửa đường, cũng như những lần trước, lại bị 1 vật gì đó cản lại. Nhưng lần này khác hơn, vật đó không chỉ cản viên đạn, mà còn đẩy nó đi giật lùi, ngược trở lại nòng súng, làm vỡ cả khẩu súng, và thoát ra, găm xuyên qua sọ Hoàng Cơ Minh, sau cùng nó còn đủ sức làm thủng bức tường phía sau, xuyên thẳng xuống đất, không rõ bao nhiêu mét nữa.

Hoàng Cơ Minh chết mà không nhắm mắt.

Đó chính là 2 tuyệt kỹ “Xâu táo đại thiên pháp” và “Tay không quật ngã trực thăng UH-1 thần công” của 2 quái nhân K-pa Kơ-lơng và Bùi Minh Kiểm mà ta đã biết, đã được dung hòa làm 1 trong con người Trần Hạo Nam vậy.

Cũng như mọi bộ phim chưởng chúng ta từng xem, khi nhân vật chính giải quyết xong đám ma giáo thì mới thấy các cơ quan chức năng xuất hiện. Lần này cũng vậy, khi cộng sản Việt Nam đánh vào đến hang ổ, thì toàn bộ thủ hạ và cả Hoàng Cơ Minh đều đã chết từ lâu. Mùi máu tanh bốc lên lợm giọng, cùng ruồi muỗi bay tựa trực thăng. CSVN không tốn viên đạn nào, và sau đó tin tức Hoàng Cơ Minh cùng đồng bọn đã bị CSVN giết tràn ngập các mặt báo trong nước và hải ngoại.

Đó gọi là

Anh hùng khi đã ra tay
Trời kia cũng chuyển, đất này cũng tan
Huống chi 1 đại ma bang
Gây ngàn tội ác còn màng ai thương
Bây giờ giống lưỡi không xương
Có còn ngoắt ngoéo trăm đường nữa chăng?

Còn Trần Hạo Nam, người anh hùng đích thực của chúng ta nay ở đâu, làm gì, vợ con và bồ bịch ra sao, đợi hồi sau kể tiếp.

Các comments phản hồi trên facebook.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1023015281051295&id=100000284971370

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Hồ Chí Minh đã chiêu dụ Tạ Đình Đề như thế nào?

Lúc bấy giờ, ở nơi cục tràng, 2 tên La Hán còn sống sót dợm lách mình chuồn, xảy nghe 1 chuỗi cười cất lên giòn giã. Nội lực phát ra qua âm thanh đập ngay vào màng nhĩ, làm bọn thuộc hạ xiêu hồn lạc phách… Nhiều đứa chịu không nổi đứt mạch máu lăn ra chết tốt, số khác bịt tai vận công cố chống chọi lại tiếng cười. 2 tên trong bọn Thiết Chưởng Thập Điện La Hán vội vàng quỳ rạp lạy chào:

- Bọn tiện nhân xin kính chào chủ tịch! Bọn tiện nhân bất tài không cự địch nổi, xin chủ tịch chiếu luật gia hình!

Kẻ vừa xuất hiện là 1 người cao 6 thước mộc, tuổi trạc ngoại ngũ tuần. Thoạt nhìn ai cũng ngỡ đây là 1 vị hung thần ác sát: Mũi cao, mắt xếch, mày rậm, râu tóc cứng tựa rễ tre, mình vận giáp trụ toàn đồng đen, mảnh chiến bào đỏ chót có hình cờ đỏ búa liềm vàng chóe phất phơ theo gió, 10 phần lẫm liệt uy nghi, hung tàn sát thủ. Nếu xét qua tướng mạo và cung cách của hắn thì đúng là 1 đại cao thủ, song chẳng phải là kẻ thuộc giới giang hồ.

Quan sát hắn 1 lúc, Tạ Đình Đề cất giọng điềm đạm hỏi:

- Chẳng hay các hạ có phải là Hồ Chí Minh, đương kim chủ tịch nước VNDCCH?

Kẻ vừa đến, nhướng đôi mắt xếch nhìn Tạ Đình Đề, rồi nhíu đôi mày rậm, nói:

- Có thể hạ thủ Thiết Chưởng Thập Điện La Hán, đều là những vệ sĩ đã lãnh hội được những bí kíp võ công cái thế, cùng nội lực phi phàm của ta, thì trong thiên hạ, ngươi không phải là loại thích khách tầm thường. Nhưng, có điều ngươi nên biết, từng ấy thôi vẫn chẳng có ý nghĩa gì đối với ta cả.

Nghe đến đây, Tạ Đình Đề cả giận, quát to:

- Hay cho tên tướng giặc cuồng ngôn, ngươi không biết ta là ai mà dám buông lời nhục mạ. Ngươi có từng nghe nói đến Sát Cộng Kiếm Khách Tạ Đình Đề, anh hùng thiên hạ nghe đến tiếng ta là vỡ mật rồi hay chưa?

Hồ Chí Minh trố mắt ngạc nhiên:

- A ha, “Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình”, nghe danh ngươi đã lâu, nay ngươi không mời mà đến, càng tốt cho ta, giờ sẽ chinh phục ngươi để làm vệ sĩ cho ta vậy.

Nghe những lời xem thường mình như vậy, Tạ Đình Đề nộ khí xung thiên, thét lớn:

- Ngươi hãy câm mồm lại! Để xem ai mới là chiêu dụ ai cho biết!

Liền rút soạt Hàn Nguyệt bảo kiếm, dựng đứng mũi lên trời, vận toàn chân lực, đồng thời thi triển bí kíp "Kim cang chiêu hồn kiếm ảnh". Trong phút chốc 1 quả cầu ánh bạc xuất hiện, bao phủ khắp châu thân, hàn khí lạnh toát cùng ánh kiếm lấp lánh lan tỏa sáng rực cục tràng. Đứng bên ngoài nhìn vào, tựa như phủ chủ tịch đang chứa cả ngàn vạn kim ngân châu báu cùng lúc phát sáng rực rỡ vậy.

Bọn thuộc hạ của Hồ Chí Minh đang tầng tầng lớp lớp vây đặc chung quanh, không đứa nào bảo đứa nào, đều bất giác hoảng sợ lùi hết cả lại, hàng trăm đứa buột miệng thốt lên với giọng kinh hoàng:

- Trời! Kim Cang chiêu hồn kiếm ảnh! Chúng ta chết không toàn thây rồi!

Hồ Chí Minh biến sắc, tháo lui liền mấy trượng. Lão buột miệng:

- Thật đáng ngạc nhiên! Ngươi cũng biết đến bí kíp vi diệu này ư?

Trong quả cầu bạc, tiếng cười của Tạ Đình Đề cất lên như pha lê vỡ vụn:

- Hahaha! Giờ ngươi mới biết thì đã quá muộn rồi. Hãy đọc kinh cầu nguyện mà về với 3 ông tổ Mác Ăng Lê của ngươi cho sớm.

Hồ Chí Minh cười to, nói:

- Ngươi vẫn không hiểu, “Kim Cang chiêu hồn kiếm ảnh” có thể vô địch, siêu hạng với ai, chứ gặp phải ta thì ngươi tới số rồi. Nhưng, nếu ngươi biết tôn sùng đại nghĩa của VNDCCH, thì điều kiện của ta rất đơn giản. Hãy quỳ xuống lạy ta 3 lạy, ta sẽ tha cho tội chết, và nhận ngươi làm tay sai thân tín. Còn nếu không, ngươi sẽ phải chết.

Dứt lời, lão bay lùi về phía sau 5 trượng có dư, bắt đầu vận thiên nguyên chân khí. Lão xuống tấn, hoành đôi cánh tay bắt chéo mấy bận, vận động toàn bộ chân nguyên Bấy giờ trông lão có vẻ như đã lùn hơn nãy cả thước mộc.

Có câu “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Tạ Đình Đề không thể nào ngờ đối phương đang chuẩn bị sử dụng môn bí quyết "Vô cực khí công" là 1 trong những bí pháp thần sầu của thánh tổ Các Mác Cái Thế Kỳ Nhân, mà so với nó, “Kim Cang chiêu hồn kiếm ảnh” thật chẳng có ý nghĩa gì cả. Và, chỉ trong khoảnh khắc nữa thôi, tính mạng và danh tiếng dày công xây dựng bấy lâu nay của chàng kiếm khách hào hiệp của chúng ta, tất cả đều sẽ tan thành tro bụi…

Tạm đến đây đã, khi nào có hứng sẽ hạ phím gõ tiếp. :D

Các comments phản hồi trên facebook.

https://www.facebook.com/TheWindsOfCreation/posts/358081034381627?pnref=story

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Trung Quốc có thể dùng bao nhiêu lính đánh Việt Nam?

Khi mối nguy về một cuộc đụng độ quân sự Việt - Trung ngày một hiện hữu tỷ lệ thuận với sự hung hăng và dã tâm bành trướng Trung Hoa, đã đến lúc chúng ta ngồi đánh giá một cách khách quan, xem thực sự TQ có thể dùng bao nhiêu triệu lính tấn công Việt Nam, và xác suất thành công của hai phía ở mức nào.

Theo số liệu thống kê gần nhất, dân số TQ hiện có 1,33 tỷ người. Cơ cấu dân số đang già hóa với tốc độ ngày một cao. Số người trên 60 tuổi hiện chiếm xấp xỉ 17% dân số và ngày một tăng nhanh theo thời gian. Suất sinh do chính sách dân số ngặt nghèo suốt 3 thập niên, luôn dưới 1, và đang có xu hướng giảm. Số người dưới 17 tuổi của TQ cũng chỉ chiếm trên 16%. Dân số phân bố không đồng đều, khá thưa thớt ở lãnh thổ Tây Tạng (cũ) mà TQ xâm lược trái phép năm 58 và vùng Nội mông cướp đọat của người Mông Cổ. Ngược lại, tập trung đông cao độ tại các trung tâm kinh tế ven biển và phía Nam.

Đứng về mặt số học mà nói, nếu tổng động viên, TQ có thể huy động không dưới 20 triệu lính. Hiện tại quân đội TQ cũng đang có số lượng đứng đầu thế giới với hơn 2 triệu lính thường trực.

Đối mặt với họ, Việt Nam có một đội quân thường trực hơn 400 nghìn người, cộng với một lực lượng dự bị có thể tái tổ chức trong thời gian ngắn khoảng 3 triệu người.

Một cuộc chiến tổng lực nổ ra giữa hai bên, Việt Nam có trụ được trước biển người của Trung Quốc?

Nhìn vào lịch sử mà nói, trong các cuộc chiến tranh giữa hai bên, lần nào ưu thế số lượng cũng nghiêng lệch tuyệt đối về TQ. Theo sử liệu ghi nhận, thời Trần, Trung Quốc huy động 60 vạn quân xâm lược Việt Nam, đối địch lại, Hưng Đạo Vương có trong tay 20 vạn quân. Thời Minh, TQ mang sang 30 vạn quân, gồm cả các đạo quân tiếp viện đến sau, Lê Lợi vào lúc mạnh nhất có trong tay không quá 5 vạn lính. Thời nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị xua 20 vạn quân tiến chiếm Thăng Long, Nguyễn Huê mang 10 vạn tân binh mới tuyển ở Phú Xuân ra cự địch... Nếu nhìn xa hơn nữa vào các cuộc chiến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, tương ứng với nhà Hán, Đường, Tống, Minh của TQ, tương quan quân sự trong các cuộc chiến cũng hoàn toàn giống thế. Tuy nhiên, phần thắng cuối cùng luôn thuộc về Việt Nam.

Gần như tuyệt đại bộ phận chiến cuộc, Việt Nam luôn dựa vào cuộc chiến nhân dân, dàn trải trường kỳ, phối hợp cường công chính diện khi thời cơ đến để giành phần thắng. Ngoại trừ duy nhất vị tướng tài ba lỗi lạc Quang Trung, khi tiến công thần tốc vỗ mặt đánh tan đạo quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị trong thời gian ngắn. Nhiều chuyên gia quân sự sau này nghiên cứu đều thấy sự giống nhau đáng ngạc nhiên về triết lý điều binh giữa Nguyễn Huệ và Napoleon, với lối tiến công quyết liệt, biết sử dụng hỏa lực một cách cực kỳ hợp lý và tài điều phối quân chuẩn xác trong các diễn biến chiến tranh.

Trở lại câu chuyện thực tại, sau 30 năm hòa bình, dân số Việt Nam tăng rất nhanh, gần như phủ kín mọi m2 lãnh thổ. Người Việt Nam cũng đã hoàn thành chỉ tiêu phá rừng trước thời hạn dự kiến 30 năm. Mật độ các thành phố mới tăng rất nhanh, đặc biệt là vùng Bắc Bộ, dự kiến sẽ là chiến trường chính một khi chiến tranh Việt - Trung nổ ra. Có thể nói, trong thời hiện đại ngày nay, với lãnh thổ đã được văn minh hóa nhiều của Việt Nam, không còn ưu thế để ẩn núp ngụy trang như thời chiến tranh với người Mỹ và người Pháp.

Năng lực vũ khí và khí tài quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay có chênh lệch, nhưng không có khoảng cách về thế hệ. TQ có vũ khí hạt nhân, nhưng không thể sử dụng. Đối chiếu kinh nghiệm chiến cuộc thời 1979, Việt Nam sử dụng 20 vạn lính ô hợp, chủ yếu là dân quân, du kích, tự vệ và một số đơn vị chính quy, đã chặn đứng và đánh quỵ đạo quân xâm lược 60 vạn của Đặng Tiểu Bình trong cuộc chiến chớp nhoáng Việt -Trung lần một. Đây là một thành tích đáng nể, nhưng lúc đó Việt Nam đang sở hữu một thế hệ cả dân lẫn lính thiện chiến khi kinh qua 30 năm chiến tranh ác liệt, còn TQ lúc đó chỉ có một đám lính man rợ có thừa mà năng lực tác chiến thì gần bằng không. Hiện nay, sau một thời gian dài lính tráng hai bên đều không trải qua thực chiến, cái gọi là kinh nghiệm chỉ còn là quá khứ, và chúng ta phải căn cứ vào thực tế trước mắt để ước đoán.

Một cuộc chiến tổng lực xảy ra, Miền Bắc Việt Nam sẽ rơi vào hỗn loạn. Sẽ có một cuộc đại di tản về phía Nam, trong lúc các lực lượng chiến đấu lo phòng giữ lãnh thổ. Việt Nam có thể vận dụng cấp thời ít nhất 20 vạn quân, trong lúc Trung Quốc, với năng lực cơ động hiện có, cũng chỉ có thể đưa tối đa 60 vạn quân vào tham chiến bước một. Mấu chốt thành bại nằm ở chỗ Việt Nam có chặn TQ lại được ở vùng biên giới phía Bắc như năm 79 hay không, nếu thành công, TQ sẽ sa lầy và chắc chắn thất bại.

Đây là một điều khá khó ước đoán, trong những năm vừa qua, do giàu có hơn và quản trị tốt, lính Trung Quốc được huấn luyện rất chu đáo, nhất là những thành phần thuộc các đơn vị đặc biệt. Lính Việt Nam được gọi nhập ngũ đều đặn hàng năm, nhưng chắc chắn không huấn luyện tốt như lính Trung Quốc.

Tuy nhiên, xét về tố chất, chính sách một con trong suốt 30 năm qua cũng biến vài thế hệ lính Trung Quốc hiện nay thành loại lính diễu binh: Trông rất béo tốt, múa võ rất đẹp, huấn luyện đi rất đều, hò hét rất to, nhưng đều là loại con một công tử bột và không có khả năng chiến đấu, động chảy máu là ngất xỉu.

Ngược lại, lính Việt Nam phải đi bộ đội đa phần thuộc những gia đình nghèo, đông con, độ lì và chịu khó chịu khổ cũng không kém là mấy những thế hệ cha anh từng tham gia chiến tranh 30 năm trước. Đám lính này khi quăng vào thử lửa đích thực, càng đánh sẽ càng lỳ. Chưa kể tới tố chất người Việt hễ nghe nói đến đánh Tàu là đều sôi máu vằn mắt.

Trung Quốc có hỏa lực vượt trội xét về số tăng, pháo, oanh tạc cơ và tên lửa đất đối đất. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế về địa lợi khi chiến đấu chỉ với mục đích phòng thủ và có kinh nghiệm chiến tranh nóng hổi hơn. Trên thực tế, chênh lệch hỏa lực hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc còn chưa bằng một phần nhỏ chênh lệch hỏa lực giữa Việt Nam và Mỹ trước đây (Mỹ từng giộng xuống Việt Nam ngót 7 tr tấn bom, ném mãi, sau chán đành bỏ cuộc rút quân về nước).

Khi xảy ra một cuộc chiến tổng lực, Trung Quốc không thể huy động quá một lực lượng 15 triệu lính tiến đánh Việt Nam, trong đó giao chiến trực tiếp không quá 1 triệu do giới hạn chiều dài chiến trường. Trung Quốc rất dễ lâm vào nội loạn một khi số lính huy động cho chiến tranh quá lớn. Trong khi đó, Việt Nam có thể huy động không ít hơn 10 triệu lính tình nguyện khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, bởi nhắc đến đánh nhau với Tàu Khựa, mọi bất đồng về ý thức hệ, giai cấp, đẳng cấp giữa người Việt đều gần như được xóa bỏ toàn bộ.

Việt Nam có lợi thế lớn vì chắc chắn sẽ nhận được nguồn viện trợ vũ khí vô điều kiện từ Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Nga... (Giống như TQ đang tuồn vũ khí vào Libi hiện nay cho Gaddafi). Bọn này không yêu Việt Nam, nhưng rất thích thú nếu TQ sa lầy, và người Việt thì một khi đã phải đánh nhau với Tàu thì không còn lựa chọn nào khác, phải bằng mọi giá kiếm lấy mọi nguồn hỗ trợ.

Miền Bắc Việt Nam gồm Hà Nội nhiều khả năng sẽ bị tàn phá nặng nề, chiến tranh càng kéo dài, tổn tất càng lớn. Chiến lược của Việt Nam ở phía Bắc chỉ có thể thiên về phòng thủ, kéo TQ vào trận thế sa lầy. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế rõ rệt để tấn công ở phía Nam. Đến đây bọn chã sẽ thắc mắc, Trung Quốc nào ở phía Nam mà đòi tấn công phía Nam?

Trung Quốc không ở phía Nam, nhưng miếng ăn miếng uống của nó đều từ phía Nam mà về. Eo Mallaca là một tử huyệt của TQ. Chẳng hạn để thay thế một chiếc tàu dầu tải trọng 100 nghìn tấn chạy qua eo Mallaca, Trung Quốc phải dùng khoảng 30000 xe téc chở dầu, mỗi xe chở được khoảng 3 tấn, chạy quãng đường gần 1000 km qua ngả Mianma, điều này đương nhiên là bất khả thi. Thậm chí kể cả TQ có xây xong hệ thống ống dẫn dầu qua ngả Mianma và phía Trung Á, cũng không thay thế được đường vận tải qua Mallaca, vì nguồn dầu chính của thế giới là Trung Đông, chỉ có thể về TQ qua Ấn Độ Dương và xuyên qua Mallaca.

Trong điều kiện chiến tranh tổng lực, Việt Nam cần dồn lực lượng không quân lui sâu về phía Nam, và đánh đắm mọi tàu vận tải của Trung Quốc lưu thông qua eo biển. Xác định đâu là tàu TQ chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật, còn kiếm một cái cớ để đánh tàu thương mại trong chiến tranh cũng chẳng khó khăn gì, khi chúng ta liệt dầu vào một loại nhiên liệu quốc phòng thiết yếu. Khi đó Việt Nam sẽ bị Trung Quốc gây thiệt hại nặng phía Bắc, nhưng ngược lại, người Việt có khả năng bóp nghẹt cổ Trung Quốc ở phía Nam. Trong vòng 6 tháng, cả hai phía sẽ phải xuống thang đàm phán, kèm theo sự nghi kỵ nặng nề, mà hậu quả lâu dài TQ cũng rất khó khắc phục vì hoạt động thương mại của nó sẽ không thể bình thường trong ít nhất 20 năm. Thời gian đó đủ dài để Ấn Độ trèo lên đầu TQ, và Mỹ đủ thời gian xác lập lại trật tự mới cho khu vực.

Tác giả: Lãng.

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Chủ nghĩa cộng sản, 1 câu chuyện tình

(VXH) Có một thực tế ngược đời, là bọn tư bản ngày càng liên kết các nước với nhau thành một khối. Thậm chí như EU còn thành lập nghị viện chung, đồng tiền chung, thuế quan chung và công dân đi lại tự do giũa các nước qua Hiệp ước Schengen ...

Còn các nước khối XHCN còn lại rất chi ít ỏi của phe ta, với lời cụ Kark Marx từng dạy "Giai cấp vô sản toàn thế giới liên hiệp lại" để tiến tới sau này sẽ bỏ biên giới để xây dựng 1 thế giới đại đồng. Rứa mà 2 nước anh - em, đ/c XHCN như môi với răng, lại tranh nhau từng tấc đất, biển đảo ... với đủ mọi thủ đoạn bẩn thỉu nhất, nguy cơ tranh chấp bằng quân sự có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Rồi lại phải nhờ đến tên Sen đầm quốc tế lên tiếng và can thiệp.

Chẵng lẽ bọn giẫy chết lại học và làm theo lời xưa của cụ Marx dạy, còn các nước anh em, đ/c phe ta thì ko mặc dù luôn miệng tuyên bố trung thành với chủ thuyết của cụ.

(LNO) Trên thiên đường, trong 1 giáo đường màu đỏ rất lớn, cùng với biểu tượng búa liềm vàng chóe uy nghi...

Trên ngai, Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, Stalin, Trotsky, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và 1 bọn nữa đang ngồi nghe bọn thủ hạ báo cáo về tình hình dương thế.

Bọn thủ hạ còn chưa báo cáo xong, Mác đã khóc ầm lên, miệng thổ ra huyết, ngất đi, ngã lăn xuống đất. Bọn thủ hạ thất kinh, vội vàng vực vào giường nằm, cấp tốc gọi thái y đến chữa.

Hồi lâu, Mác từ từ tỉnh lại, thấy Ăng-ghen đang ngồi cạnh giường, nắm tay mình, bọn còn lại đều chầu chực xung quanh, nhất loạt nhìn mình với ánh mắt lo lắng.
Mác nói:

- Ta không thể ngờ thế sự lại khó lường quá. Bọn tưởng chết thì lại sống nhăn, liên kết với nhau trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bọn tưởng sống thì lại tan rã, chết vãn, số còn lại cũng suy thoái, biến chất đến như thế.

Đúng là không thể tin nổi! Thật kinh khủng!

Ăng-ghen nói:

- Đại ca cứ an tâm tĩnh dưỡng, khi nào khỏe hãy lo nghĩ chưa muộn.

Lê-nin nói:

- Xin phép đại ca, cho bọn em đầu thai về lại dương thế để tiếp tục hoàn thành di nguyện của đại ca.

Mác xua tay, lắc đầu, nói:

- Người đáng phải đầu thai, chịu khổ thêm 1 kiếp nữa không phải các ngươi, mà là ta.

Cả bọn giật mình, nói:

- Sao đại ca lại nói thế?

Mác nhìn rồi nắm tay Ăng-ghen thở dài, nói:

- Lẽ ra khi xưa ta và ngươi, thay vì viết Tư bản luận thì nên viết Vô sản luận mới phải.

Cả bọn cùng khóc, nói:

- Xin đại ca ra chỉ, bọn em dẫu có phải xuống địa ngục, vẫn sẽ thực hiện chỉ lệnh của đại ca.

Thế gọi là

Tưởng như khôn quá mà ra vụng
Mấy phen viết lách mất công không

Chưa biết chỉ lệnh ra làm sao, đợi hạ hồi phân giải.