Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Về cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở Lừa

Chính phủ lâm thời tổ chức cuộc tổng tuyển cử để triệu tập quốc hội. Cuộc tuyển cử được ấn định vào ngày 23 tháng chạp, sau hoãn đến ngày mồng 6 tháng giêng năm 1946.

Khi ấy tôi (Trần Trọng Kim) đã về ở Hà Nội rồi, thấy cuộc tuyển cử rất kỳ cục. Mỗi chỗ để bỏ phiếu, có một người của Việt Minh trông coi, họ gọi hết cả đàn ông đàn bà đến bỏ phiếu, ai không biết chữ thì họ viết thay cho. Việt Minh đưa ra những bản kê tên những người họ đã định trước, rồi đọc những tên ấy lên và hỏi anh hay chị bầu cho ai. Người nào vô ý nói bầu cho một người nào khác thì họ quát lên: “Sao không bầu cho những người này? Có phải phản đối không?”. Người kia sợ mất vía nói:

- Anh bảo tôi bầu cho ai, tôi xin bầu người ấy.


(Trích, 1 cơn gió bụi, Trần Trọng Kim)

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Nghịch lý CNXH

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học địa phương cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng chủ nghĩa xã hội là hình thái tổ chức hoàn hảo, rằng xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo là một cách cân bằng tuyệt vời. 

Vì thế, vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về chủ nghĩa xã hội. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả.” 

Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng. 

Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả. 

Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi. 

Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư nói với họ rằng kiểu gì chủ nghĩa xã hội cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấp dẫn và mọi người đều nỗ lực, nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế! 

Cuối cùng ông tổng kết:

“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc cho mọi quốc gia. 


Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra.”

Nguồn:

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10153362798943075&set=a.300739148074.146429.699923074&type=3

Đôi lời về "Huyền thoại ngọn đuốc sống Lê Văn Tám"

1) Kho xăng và kho đạn là 2 loại kho hoàn toàn khác nhau, nhưng cho đến giờ này vẫn chưa rõ đối tượng đốt của Lê Văn Tám là kho gì, xăng hay đạn.

2) Lê Văn Tám là giao liên, nhưng cho đến giờ vẫn không rõ đồng chí thuộc đơn vị nào. Phàm đã hoạt động cách mạng, thời chống Pháp cũng như chống Mỹ, dứt khoát phải hoạt động trực thuộc một đơn vị nào đó (như Thành đoàn, Công đoàn, Binh vận, Biệt động thành, Trinh sát vũ trang, Địch vận... v.v.), không ai có thể một mình một cõi, tự tung tự tác, muốn hoạt động ra sao cũng được, dù là tự thiêu, phá hủy kho đạn của địch.

Đơn vị của đồng chí không đứng ra báo công trường hợp người của đơn vị mình là thiếu sót lớn, không phải để hưởng tiếng thơm lây, mà là có tội che giấu thành tích của người làm nên lịch sử.

3) Làm người, ai cũng có 1 gia đình. Nhưng cho đến giờ vẫn không biết gia đình của đồng chí Lê Văn Tám ở đâu. Không thấy gia đình, thậm chí họ hàng của đồng chí đứng ra xác nhận vinh dự và cả quyền lợi về sự hi sinh vì đại nghiệp của đồng chí.

4) Từ 1) 2) 3) suy ra, kho xăng (hay kho đạn) là do 1 sự cố nào đó, (chập điện, lính canh sơ ý để lửa bén vào... v.v...) dẫn đến phát nổ. Và phe ta đã lợi dụng tình huống trên, dựng nên hình ảnh "Ngọn đuốc sống".

Lâu ngày, lộng giả thành chân, khiến ai cũng tin đó là thật.


Các bạn có ý nào muốn sửa hay bổ xung, xin gõ xuống dưới nhé.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Chị Võ Thị Sáu và mùa hoa lê-ki-ma nở

Mới nghe bài hát chị Võ thị Sáu. người anh hùng chết để hoa lê ki ma nở.

Đọc về chị mà giận run người, chị bị Pháp xử bắn vì giết "ác ôn".

Tôi chê các người lớn là cấp trên và đồng chí của chị vì xui trẻ con ăn cứt gà. chỉ cần 1 ví dụ thôi tôi trích :

"Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một Cai Tổng Tòng quan ba ". hết trích.

Tại sao các anh chị lớn không làm, mà xui 1 cô bé 15 tuổi đi giết người??? tại sao lại là cô bé 15 tuổi ném trái lựu đạn giữa chợ đất ĐỎ để giết tên cai tổng Tòng mà ko phải người lớn khác? .

Cai tổng Tòng có tội gì và với ai?? hay anh ta chỉ là 1 nhân viên công quyền, làm việc lấy lương nuôi vợ con ?

Ai gán cho anh ta là ác ôn? và bị giết giữa chợ mà không cần xét xử??

Ai xui chị Sáu ném lựu đạn giữa chợ, và giết oan vô số người vô tội khác là chị bán rau, anh bán gà, anh móc túi???

Ở thời nay, chị được gọi đích danh là khủng bố, ném lựa đạn để giết người 1 cách lén lút và làm chết oan nhiều người vô can khác là hành vi cần lên án. Đọc hết chiến công của chị, tôi nhận ra, chị là 1 cỗ máy giết người thực thụ máu lạnh.

Quá khứ hãy ngủ yên, nhưng xin đừng dạy các học sinh nhỏ tuổi của chúng ta gương anh hùng của chị.

Chị không phải anh hùng, chị là khủng bố, và tôi không muốn các em nhỏ học gì từ chị

Chị chết cho mùa hoa le ki ma nở ?? tôi thì không nghĩ thế.

Nguồn và các comments bình luận:

http://voongngaupin.blogspot.com/2015/06/chi-sau-va-mua-hoa-le-ki-ma-no.html


Việt Nam, Mỹ, con và bố

Con:
- Bố ạ, bọn Mỹ sắp đem quân đánh nước ta, con đi lính chiến đấu bảo vệ lãnh thổ.
Bố:
- Mày thì có lãnh thổ gì mà bảo vệ, nhà đất đắt thế mày làm đến đời nào mới mua được, mà có mua được thì cũng vẫn là của nhà nước chứ chả phải của mày, mày chờ đến lúc mày có lãnh thổ đi đã hẵng lo bảo vệ.
Con:
- Nhưng mà để Mỹ nó chiếm nước ta thì ta mất chủ quyền.
Bố:
- Chúng mày vẫn thích xuất ngoại đấy thôi, mất chủ quyền thì thành người Mỹ luôn, không thích à?
Con:
- Nhưng mà nó chiếm nước ta thì chúng ta thành công dân hạng hai.
Bố:
- Nước Mỹ nó dân chủ, hợp chủng quốc mà, màu da, hạng nhất hạng 2 cái gì?
Con:
- Nhưng mà con vẫn cần chiến đấu bảo vệ nhà nước.
Bố:
- Mày định bảo vệ ai? Sở thuế? Sở nhà đất? Thương mại, điện nước? Mày mà muốn bảo vệ cái bọn đó, tao giết mày trước!
--- Sưu tầm ---

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Ca ngợi anh Tám Văn Lê

Năm đó, anh Tám là một chú bé loắt choắt, bưng sề đậu phọng hay đậu nành hay đậu Hà Lan gì đó không biết, đi bán loanh quanh Sài Gòn. Bọn Mỹ Nguỵ ác ôn kềm kẹp, chúng cai trị kiểu gì mà để những trẻ thơ như anh Tám lớp thì bán đậu, lớp thì bán bánh bèo, lớp thì đánh giày, long nhong khắp nơi.

Bọn chúng còn tuyên truyền không biết bằng cách nào, mà con nít cứ gặp lính Mỹ là reo hò chạy theo nói "ok salem, ok salem" để rồi được cho kẹo cho bánh trái, trúng mánh còn được chai coca. Anh Tám thèm chảy dãi, thèm lắm nhưng mà anh cóc cần, vì anh đã giác cmn ngộ lý tưởng kách mệnh, đói xanh xương nhưng cứ mơ gặp bác dài râu đẹp lão. Anh mường tượng cảnh được gặp bác là anh sướng rơn, mặc dù bác cũng già ngang cỡ ông nội của anh, nhưng cứ kêu bằng bác, tại sao lại là "bác", anh cũng hông biết, mà gặp bác rồi làm gì, anh cũng chẳng biết luôn, có lẽ bác sẽ cho anh cái gì đó quý quý, hoặc nói các chú lính chì giúp anh bán được nhiều đậu hơn, cuộc đời anh sẽ sang trang mới, chắc chắn là thế.

Mỗi tuần, anh Tám đi lên Củ Chi để được ban tuyên giáo dạy một ngày. Chương trình để rèn luyện những siêu nhân, hết sức phong phú đa dạng, nhiều option để chọn lựa khiến anh hoa cả mắt: nào là ôm bom ba càng đánh xe tăng địch, nào là lấy thân mình lấp lỗ châu mai, nào là lấy bụng đậy thùng xe tăng quăng lựu đạn, nào là lấy thân mình chèn pháo, ném lựu đạn giữa chợ, đặt bom trên xe đò chở khách... Tuy nhiên, anh thích chơi lửa và thích mùi thịt nướng, ghét giả dối và yêu màu tím thuỷ chung, nên anh quyết định chọn giáo trình 'Làm sao tự thiêu mà chạy được 50m?' để luyện tập.

Huấn luyện viên của anh là một chú lính dày dạn kinh nghiệm, luôn quán triệt chỉ thị trên giao, có tinh thần nồng nàn yêu nước và căm thù giặc. Mỗi buổi, chú sẽ quấn vải mùng vào bắp tay hoặc bắp chân hoặc bụng của anh Tám, rồi đổ xăng ướt đẫm và châm lửa. Anh Tám sẽ vừa chạy vượt chướng ngại vật vừa tìm thùng phuy xăng giấu đâu đó mà châm lửa từ người của anh sang, sau đó nướng chín con khô mực đem theo sẵn, thì bài học sẽ hoàn thành.

Tuy có đau đôi chút về thân xác nhưng mỗi khi mường tượng ra cảnh được thành thiếu nhi anh dũng và được gặp bác là anh ngây ngất, cảm giác như liều morphin xoa dịu mọi thứ đau đớn.


Mới được huấn luyện mấy tuần, nhưng nhờ sự thông minh tài trí của người chiến sĩ cách mạng cộng sản đỉnh cao trí tuệ loài người, cộng với sự nghiêm khắc nhưng đầy tình thương bao la của người thầy là chú lính chì, anh Tám đã có thể vừa trùm mền tẩm xăng vừa hút thuốc, vừa quấn vải mùng ướt đẫm xăng quanh người vừa nướng khô cá đuối, và hơn hết, vừa thành cây đuốc sống vừa vô địch chạy việt dã. Những bạn học của anh như anh Lan Chính Cù, chị Sáu Thị Võ, anh Tương Trung Lê... đều thán phục sát đất và gọi anh là "anh Tám siêu nhơn".

Một bữa nọ, học đã thành tài, anh Tám thấy trong mình như có nội lực phi thường, nhìn mấy thằng Mỹ Nguỵ, anh Tám nghĩ mình chỉ cần hai ngón tay bóp một cái là giết được chúng như bóp bể đít mấy con kiến. Anh Tám quyết định sẽ tìm dịp để thử nội công của mình. Nhưng hễ làm, là phải làm sao cho nó hoành tráng và tạo được tiếng vang. Như bạn Sáu Thị Võ thì ném mẹ một thúng lựu đạn ngoài chợ sáng đương đông nhằm giết tên tỉnh trưởng đang dắt vợ con đi chợ, làm bị thương tên tỉnh trưởng tàn ác và làm chết một vô số các bà đi chợ, các mẹ bán rau, các chú bán thịt, các em bé bán bánh cam, các bà già ăn trầu ngoáy... đại khái là dân thường, vì cách mạng hy sinh anh dũng cũng đáng. Anh Tám không thích nhìn thấy máu, anh sẽ làm đúng với ngành học của mình: lửa! Anh Tám dự định, sẽ từ Bình Chánh, tẩm xăng châm lửa vào mình rồi chạy dài ra tới Bình Thạnh, vừa chạy vừa hô "đả đảo đế quốc Mỹ, đả đảo cộng hoà, đả đảo Mỹ Nguỵ ác ôn", sau đó anh sẽ ở Bình Thạnh nghỉ một lát rồi từ đó chạy thẳng ra tổng kho Long Bình và chạy vào kho bom để dùng lửa trên mình hơ nóng cho bom nổ, chờ cho bom gần nổ thì anh sẽ rút êm về Củ Chi dưỡng sức. Tại Củ Chi các chú sẽ khen anh là thiếu nhi anh dũng, sẽ tặng anh huân chương, sẽ cho anh vé đi thăm bác và đặc biệt sẽ mua ủng hộ anh hết sề đậu. Chưa hết, anh hùng Núp sẽ tiếp tục huấn luyện cho anh để anh không còn phải trực tiếp đương đầu với địch, bài huấn luyện sẽ là xúi các em bé nhi đồng khác làm siu nhơn như anh đã từng. Ôi nghĩ tới thôi là nó sướng râm ran mình mẩy.

Chiều hôm đó, anh bưng sề đậu bán được một mớ, vừa đủ mua hai lít xăng, anh liền hí hửng chạy xuống Bình Chánh bằng xe hăng cải, rồi đổ hết hai lít xăng lên mình và châm lửa. Anh trở thành một ngọn đuốc sống, và bắt đầu vừa chạy vừa la vừa bưng sề đậu. Trên xa lộ, xe hơi mu rùa, xe laDalat, đủ thứ xe bốn bánh chạy nối đuôi, một vài chiếc vespa hai bánh lạc lõng của bọn nhà nghèo. Anh Tám ngó coi bộ sắp tới giờ cao điểm, chắc sẽ có nhiều người chú ý, trong lòng anh rất vui sướng. Anh tăng tốc, chạy thẳng lên mui xe hơi, chạy chuyền từ xe này qua xe khác thật điệu nghệ, cố giậm rầm rầm cho người ta chú ý. Xe cộ bắt đầu ùn tắc, tiếng kèn xe "tin tin", người ta nhìn anh đầy ngưỡng mộ, cảm giác làm siêu anh hùng thật là phê. Tuy nhiên, sự tính toán của anh có chút không khớp thực tế, hai lít xăng chỉ cháy một lát là hết, khi anh vừa tới được xa cảng miền Tây. Trên mình anh khói bốc nghi ngút, vài sợi chỉ trên bộ quần áo của anh bị cháy xém. Anh bèn tới gặp các chú tài xế lái xe, lấy điều chân lý cách mạng mà tỉ tê khuyên nhủ, liền giác ngộ được rất nhiều người, chỉ một lát, anh Tám đã quyên góp được hơn mười lít xăng, có người còn tặng anh luôn cái can đựng xăng, nói là ủng hộ đồng chí Tám làm cách mạng, nghĩa nước tình dân đậm đà làm anh Tám vô cùng xúc động và muốn khóc. Anh Tám thấy mình cần phải làm nhiều hơn nữa, chứ không thể một lèo chạy thẳng đường ra Bình Thạnh, phải chạy khắp nơi trong Sài Gòn cho bà con dân lành biết sự ác ôn của Mỹ Nguỵ, cho các anh chị biệt động biết sự dũng mãnh của đàn em, và cho thấy bọn quân cảnh Nguỵ bất lực thế nào trước sự quả cảm của anh Tám.

Anh Tám càng chạy càng hăng, tiếng anh hô đả đảo rền vang như sấm. Xe cứu hoả rượt theo anh toan xịt nước, liền bị bà con nằm lăn dưới lộ cản lại không cho chúng đến gần, bà con muốn thấy anh chết vì lý tưởng, lâu rồi họ không thấy có chuyện gì xứng tầm tin nóng sốt dẻo. Anh Tám chạy loanh quanh trong quận V, bọn quân cảnh nhìn thấy anh đều co cẳng chạy trốn. Anh Tám chạy lên quận I, bọn phóng viên ngoại quốc há hốc mồm nhìn quên cả chụp hình. Anh Tám mệt, lửa lại sắp tắt vì hết xăng. Tức mình, anh chạy quanh nhìn thấy cái chỗ bán xăng lẻ trong chai của một bà già, không đúng, phải gọi là mụ Nguỵ cái, liền chạy tới cướp một chai xăng mà tu ừng ực ừng ực đầy khoái trá, đến nỗi đàm trong cổ anh khạc ra cũng phựt cháy lửa xèo xèo. Bỗng anh đổi ý không ra Long Bình nữa, vì kho xăng Thị Nghè hiện ra trước mắt. Anh liền liều mình chạy tới đó, anh muốn tắm trong thùng xăng! Nhân viên bảo vệ kho xăng nhìn thấy anh liền sợ vãi đái trong quần, có đứa ngất xỉu, có đứa vỡ mật mà chết tươi. Anh Tám tự mở vòi xăng bơm vào miệng mình, uống cho đến bụng căng ra, rồi cũng vòi xăng đó, anh xịt ra tắm táp cho sảng khoái, xăng xịt tới đâu lửa bùng tới đó.

Sau đó, anh nhớ lại gần đó còn có kho đạn, mấy thằng lính Mỹ Nguỵ thường mua đậu của anh. Bọn chó chết dùng tiền bẩn thỉu để mua, chắc chắn là có ý hạ nhục anh! Anh căm hờn bọn chúng! Nghĩ tới đó, anh liền chạy như bay tới chỗ kho đạn. Từ xa, bọn lính Mỹ Nguỵ nhìn thấy một ngọn lửa đang hừng hừng tiến tới, tên nào tên nấy đều thất kinh hồn vía vì tưởng ma đuốc. Không ngờ, đó là ngọn đuốc sống Tám Văn Lê, người bán đậu! Bọn chúng sợ hãi quỳ lạy anh như sư quốc doanh cúng oản, anh Tám đứng hùng dũng như vị thần, chỉ mặt từng đứa mắng nhiếc thậm tệ, rồi anh hô "cộng sản muôn năm" và lôi đầu từng tên mà xán cho vài bợp tai, anh tán mạnh đến có đứa gãy răng kêu khóc, song vẫn không làm anh nguôi giận, và sự nhân đạo của cách mạng không dành cho chúng, chú lính chì hay dạy thế. Anh Tám vẫn cháy hừng hừng, chỉ thẳng vào mặt bọn Nguỵ và ép chúng lấy chìa khoá mở cửa kho đạn. Tên thủ kho run lập cập bò tới tra chìa khoá, anh Tám chống nạnh theo dõi.

Cửa mở toang, anh Tám lại hoa mắt với muôn ngàn thùng sắt, cái nào như cái nấy. Anh lại bắt chúng mở hết nắp các thùng đạn ra rồi chỉ cho anh cái nào là đạn súng máy, cái nào là đạn đại bác. Xong đâu đấy, anh đuổi hết bọn chúng ra ngoài rồi đóng cửa cố thủ, lúc này người anh vẫn cháy phừng phừng. Anh thấy hy sinh như thế này là quá vô ích, nên anh lục tìm trong kho đạn được một tờ giấy canson khổ lớn và một cây viết trung cộng đầy mực, cùng các thứ compa thước kẻ. Anh vẽ lại sơ đồ các thứ vũ khí tối tân của bọn Mỹ Nguỵ. Tuy trong kho đã tắt hết đèn đuốc nhưng tư người anh vẫn toả ra ánh sáng chan hoà.

Sau khi vẽ xong, lửa trên mình anh cũng vừa tắt. Anh biết bọn Mỹ Nguỵ bên ngoài đã bỏ chạy hết từ lâu nên cứ ung dung mở cửa đi ra sau khi kịp kích hoạt một trái bom hẹn giờ. Sau đó, anh bình tĩnh vượt qua rất nhiều trạm kiểm soát của địch và về Củ Chi an toàn với bản vẽ vũ khí trên tay, hội ngộ với các anh hùng Núp. Từ đó, anh trở thành huyền thoại của phong trào chống Mỹ Nguỵ cứu nước, nhưng tính anh không thích phô trương nên không xuất hiện, thành ra người ta tưởng anh đã chết trong kho xăng hoặc kho đạn.

Chuyện kể rằng anh và chị Võ Thị Sáu đã được ra thăm bác. Sau đó chị Sáu có mang, hai người kết hôn và sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

Nguồn: Page Triết Học Đường Phố