Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

NGHÈO BÌNH YÊN - GIÀU BẤT ỔN

Báo chí cách mạng lâu nay thường đưa tin bất ổn, biểu tình, bạo động, khủng bố ở các nước "hậu độc tài" hay dân chủ (non trẻ) như Iraq, Ai Cập, Ukraine, Thái Lan...TV phát hình ảnh quốc hội Đài Loan, Nhật Bản, đại biểu rút giầy ném vào mặt nhau, với bình luận có ý khinh bỉ lắm! Ý muốn tuyên truyền là cái giá của dân chủ nó là thế đấy, chúng mày cứ liệu hồn. Vì bọn Mỹ, bọn dân chủ can thiệp nên các nước kia mới trở nên hỗn loạn. VN đã phải gánh chịu mấy chục năm chiến tranh, đâm ra chột, nhân dân ta cứ thấy tập trung đông người là vãi đái, khéo bọn dân chủ nó sắp đến rồi, bọn Mỹ thập thò ngoài cửa rồi, hỗn loạn đến nơi rồi. Nói dậy mà không phải dậy, đấy không phải bản chất của vấn đề.

Bất ổn đến từ đâu?

Nước nào mà chả ẩn chứa bất ổn tiềm tàng. Càng nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, tập hợp bởi nhiều khu vực có nguồn gốc lịch sử khác biệt thì càng nhiều bất ổn. Trên lý thuyết, Mỹ là nước chứa nhiều bất ổn nhất, vì đa sắc tộc, tôn giáo, nguồn gốc nhất, nhưng lại là nước giải quyết tốt nhất những bất ổn đó trong khi bề ngoài vẫn tỏ ra là bất ổn (khủng bố, biểu tình...). Trung Quốc là nước tiềm tàng bất ổn thứ nhì, cũng giải quyết tương đối tốt sự bất ổn, nhưng bằng cách dùng bạo lực và nhà tù. Bắc Triều Tiên là nước nghèo bình yên nhất thế giới, vì là 1 quốc gia thuần nhất, tất cả mọi mặt xã hội đều do đảng Lao động dẫn lối đưa đường.

Nghèo bình yên

Ở các nước độc tài, hầu như mọi mâu thuẫn được xử lý bằng bạo lực, chính quyền sẽ áp đặt cách giải quyết, ai không chấp nhận thì bỏ tù. Nói cách khác, các nước độc tài là nhà tù khổng lồ, quyền tự do của mỗi người (quyền tự do ngôn luận, biểu đạt...) bị hạn chế để đổi lấy sự yên bình. Như vậy, mâu thuẫn không được giải quyết tận gốc, mà chỉ bị trói lại, kìm hãm và luôn tìm cơ hội để bung ra nếu chính quyền (cai ngục) yếu đi. Khi 1 quốc gia độc tài sụp đổ thì giống như nhà tù bị phá, cai ngục biến mất, tội phạm ùa ra và đánh nhau tiếp, để giải quyết những mâu thuẫn cũ đang tồn tại. Thời gian tù nhân đánh nhau lâu hay chóng là do họ có nhanh chóng thoả hiệp được với nhau hay không (phụ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi cá nhân hay còn gọi là dân trí) hoặc có được/bị can thiệp để hòa giải (phá hoại), hay lại bị bỏ tù kịp thời hay không. Như vậy, sự bất ổn ở các nước "hậu độc tài" có nguyên nhân sâu xa chính từ chính thể độc tài, thế lực thù địch chỉ tác động để phá vỡ nhà tù mà thôi. Có thể thấy, khi chính quyền CS Đông Âu sụp đổ thì sự bất ổn không kéo dài do dân trí cao và nên dân chủ non trẻ không bị nước ngoài phá hoại, nhưng ở Iraq, Afghanistan, Ukraine thì lại bất ổn do dân trí thấp hoặc bị láng giếng can thiệp.

Giàu bất ổn

Ngược lại, ở các nước dân chủ thì mâu thuẫn được xử lý thông qua đàm phán, thỏa thuận là chủ yếu. Quyền con người được tôn trọng hơn nên đương nhiên mẫu thuẫn được bộc lộ ra ngoài xã hội, hở ra là biểu tình, báo chí chửi nhau ỏm tỏi, nghị sỹ vác giầy phang nhau ở nghị trường, thậm chí dân được sử dụng súng. Thoạt nhìn thì thấy bất ổn, chẳng qua vì bất ổn nó lộ ra, nhưng thực ra lại bền vững vì bất ổn nào cũng được giải quyết dần bằng đàm phán.

Vì thế nên xã hội phương Tây ổn định trong cái vỏ bất ổn, là sự cân bằng động như đồng hồ quả lắc. Còn sự ổn định ở các nước độc tài giống như cái lò xo bị nén. Người ta hi vọng lò xo bị nén lâu thì sẽ hết độ đàn hồi, không bật ra được nữa, nhưng nếu lực nén không đủ thì sức bật sẽ khủng khiếp, rất nguy hiểm. Chính thể độc tài nếu nhận ra được sự nguy hiểm đó thì phải giải nén dần dần, chứ nếu nén chặt mà lệch tâm thì cũng hỏng. Nhưng với bản chất độc tài thì thường người ta có xu hướng nén chặt thêm. Áp bức bao giờ chả dễ hơn đàm phán.

Đa số các nước độc tài thì nghèo nhưng vẫn có nước độc tài mà vẫn giàu như 1 số vương quốc dầu mỏ. Các nước độc tài mà nghèo thì vẫn có cuộc sống bất ổn không phải do mâu thuẫn mà là do nghèo nàn và lạc hậu, bần cùng sinh đạo tặc, thực phẩm bẩn, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Ổn định ở đây chỉ là không có bạo động mà thôi.

Tại sao vẫn còn các thể chế độc tài? Khi nào độc tài là tốt?

Độc tài tồn tại khi dân trí quá thấp, thấp đến nỗi người dân không đủ trí tuệ để thỏa thuận với nhau, để nhận thức đúng sai, để giải quyết mâu thuẫn, buộc chính quyền phải áp đặt cách giải quyết. Khi người dân càng văn minh thì người ta càng có xu hướng muốn tự giải quyết mâu thuẫn mà không muốn chính quyền can thiệp. Độc tài tốt khi nhóm lãnh đạo là những người có trí tuệ cao hơn đa số dân, làm việc vì sự phát triển của đất nước, không vì lợi ích nhóm hay cá nhân. Như độc tài đã từng có ở Nam Triều Tiên, Đài Loan, Singapore. Ngược lại, nếu quốc gia độc tài mà không có lãnh đạo như vậy thì là bi kịch cho quốc gia đó, sẽ kéo lùi sự phát triển, đặc biệt là khi lãnh đạo lại ngu dốt hơn dân, có đường lối quản trị quốc gia sai lầm, đi ngược lại với quy luật phát triển. Nền dân chủ sẽ giảm thiểu được rủi ro đến từ lãnh đạo, vì họ có cơ chế giám sát, phản biện, đào thải, để chọn được những người giỏi nhất vào bộ máy cầm quyền.

Để dễ hình dung, hãy nhìn vào hạt nhân của mỗi quốc gia, là mỗi gia đình. Khi con cái còn quá nhỏ, chưa đủ khả năng nhận thức thì bố mẹ phải độc tài để ép con làm điều tốt, tránh điều xấu. Nhưng nếu bố mẹ hiểu biết thì sẽ nới dần sự quản lý để con cái tự lập khi chúng lớn dần, chủ động "vẽ đường cho hươu chạy". Sẽ là bi kịch nếu bố mẹ thiếu hiểu biết mà lại gia trưởng, sẽ ép con cái vào những thứ sai lầm hoặc áp đặt con cái quá lâu. Có những gia đình rất hòa thuận khi con cái dưới 18 tuổi, con ngoan trò giỏi. Nhưng khi con đi học đại học ở xa gia đình thì lập tức nghiện ngập, trộm cướp. Đấy là cái giá phải trả khi có sự chuyển tiếp đột ngột giữa độc tài và dân chủ.

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

NGHIỆP VỤ CHỐNG BIỂU TÌNH (Tóm tắt)

Nguyên nhân BT: 1 nhóm người cảm thấy 1 cấp CQ nào đó tước bỏ quyền lợi của mình thì sẽ BT đòi lại quyền lợi, nếu không đòi được thì họ sẽ phản đối CQ. BT có thể thành bạo động lật đổ CQ. Vì vậy, nếu CQ không thể trả lại quyền lợi cho nhóm người đó thì phải có biện pháp chống BT để giữ CQ.

Phát hiện mầm mống BT: Phát hiện sớm nhất là ở Phòng tiếp dân cấp Quận, Huyện trở lên. Mâu thuẫn thường bắt đầu ở cấp Phường, Xã. Nhưng CQ cấp này thường không giải quyết dẫn đến khiếu kiện ở cấp cao hơn. Khiếu kiện ở cấp Quận Huyện là do đã có mâu thuẫn với CQ Phường, Xã. Khiếu kiện ở cấp Tỉnh, T phố là do đã có mâu thuẫn với CQ cấp Quận, Huyện. Khiếu kiện ở cấp TW là do đã có mâu thuẫn ở cấp Tỉnh, T phố.

Lưu ý : Vụ Cá chết bùng phát không hề qua cấp khiếu kiện nào mà lan tỏa qua mạng XH. Nguyên nhân là do tầng lớp Trung lưu bức xúc vì không dám đi du lịch biển vào mùa hè. Việc này tác động mạnh vào tâm lý tầng lớp Trung lưu. Vốn có hiểu biết và ngày càng quý Môi trường sống, tầng lớp Trung lưu đã đồng lòng đi BT đòi quyền lợi có Môi trường sạch.

Cách tìm mầm mống BT: Cơ quan BV Chính trị của CA và QĐ phải được phép giám sát mọi hồ sơ khiếu kiện. Tuy việc giải quyết khiếu kiện là của Thanh tra và Tòa án, nhưng để bảo vệ Quyết định của CQ thì Cơ quan Bv Chính trị bắt buộc phải giám sát lực lượng khiếu kiện để tránh bùng phát BT.

Lưu ý : 1 số cuộc BT lớn hồi 199x như Sân Gôn Đông Anh, Thái Bình, Tây Nguyên... đều có lực lượng AN của QĐ và CA tham gia tổ chức. Đây là rủi ro của việc thâm nhập trinh sát quá sâu dẫn đến Đồng cảm và Tự chuyển hóa của các Trinh sát.

CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BT:

Phải bắt đầu sớm từ khi 1 vụ việc được Khiếu kiện lần thứ 2. Cấp CQ Phường, Xã cùng các đòa thể khu dân cư phải vận động Đối tượng (ĐT) ngừng khiếu kiện, đồng thời giám sát và gây sức ép về mọi mặt cuộc sống của ĐT, làm cho ĐT mệt mỏi về tinh thần.

Khi BT vẫn xảy ra, tức là các biện phát Vận động và Gây sức ép không có hiệu quả. Lúc này, các lực lượng (LL) Bv Chính trị phải trực tiếp đối phó. Bắt buộc phải Quay phim mọi cuộc BT, quay rõ mặt từng người đi BT (việc quay phim rất dễ vì đa số ĐT tưởng người quay phim là nhà báo nên thường tạo đk cho quay phim được thuận lợi).

Đa số ĐT chỉ tham gia BT 1 lần rồi mệt mỏi, chán nản. Nhưng ĐT biểu tình lần thứ 2 là ĐT có tinh thần mạnh. Cần phải tìm hiểu rõ về thân nhân và công việc của các ĐT này. Cần giám sát số đt, email, tài khỏn ngân hàng, các giao dịch tài chính, các mối quan hệ ... để thu thập chứng cứ phạm phám nhằm khởi tố khi cần thiết.

CÁC KỸ THUẬT GIẢI TÁN ĐÁM ĐÔNG (GTDD).

Để tránh phản ứng của Công luận Quốc tế nên LL GTDD bắt buộc phải áp dụng nguyên tắc Cải trang. LL mặc sắc phục chỉ dùng để thị uy hoặc hành động khi chắc chắn không bị quay phim chụp ảnh.

LL chủ công gồm CSHS, CSCĐ, Bộ đội Đặc công. Học viên các trường hoặc lính nghĩa vụ chưa có kinh nghiệm chỉ làm nhiệm vụ mặc sắc phục đứng hỗ trợ, thị uy và làm hàng rào ngăn chặn.

Điều tra lý lịch LL chủ công : đảm bảo không có quan hệ cá nhân với 1 trong số các ĐT. Nếu huy động LL lớn thì phải chọn LL có Quê quán và Hộ khẩu không trùng hợp với Tỉnh của các ĐT. (Phá BT ở HCMC vừa rồi thì bọn nói giọng Bắc là hung hăng nhất)

Trang bị : 100% phải có khẩu trang và mũ che mặt để tránh nhận dạng. Nếu phối hợp nhiều LL thì cần có ám hiệu thống nhất để nhận biết (thường dùng băng vải có màu thống nhất buộc chặt vào tay hoặc cổ áo, bảo đảm không bị tuột ra lúc xô xát).

HÀNH ĐỘNH GTĐĐ:

Bắt giữ : áp dụng với số ĐT 1 hoặc 2 người, nếu ĐT đông hơn thì phải Chia Cắt ra rồi mới Bắt. LL bắt giữ bảo đảm 3 người bắt 1 ĐT ( 1 người giữ tay ĐT, 1 người vừa kẹp cổ vừ giữ tay, 1 người hỗ trợ vật ngã khiêng đi khi cần thiết).

Bắt nhanh: từ phía sau, quàng tay vào cổ ĐT rồi kéo ĐT nằm ngửa lên lưng mình rồi cõng chạy đến chỗ có người hỗ trợ.

Bắt kín : với ĐT gầy yếu, đứng sát cạnh ĐT, dùng 2 tay bóp mạnh vào cạnh bụng ĐT rồi dắt đi như 2 người thân quen ôm nhau cùng đi, thêm 1 người hỗ trợ khóac vai và tóm tay ĐT dắt đi.

Với người Nước ngoài : Bố trí 5 bắt 1: 1 người tước máy ảnh, 4 người tóm chân tay khiêng đi, hạn chế giằng co, tránh để lại thương tích trên cơ thể

LL ÁP GIẢI: Cũng bắt buộc phải Cải trang. Phương tiện áp giải không được phép mang dấu hiệu của CA, QĐ hoặc CQ.

Với nhóm ĐT vài chục người thì phải Chia Cắt nhiều lần rồi mới bắt nhóm hăng hái nhất.

Với nhóm ĐT vài trăm người thì Chia cắt xong thì bắt nhóm hăng hái nhất và tấn công các nhóm còn lại gây hoảng sợ về tinh thần.

Với nhóm ĐT hàng nghìn người thì chia cắt và tấn công nhóm hăng hái nhất, làm cho các nhóm còn lại hoảng sợ.

Với nhóm nhiều nghìn người tập trung 1 chỗ thì cùng hơi cay và vòi phun chữa cháy phun vào cho đám đông tan rã. Sau đó LL bắt giữ khoác áo choàng trắng, đeo mặt nạ phòng độc, đi xe cứu thương tiến vào bắt giữ.

Với khu vực bị người BT phong tỏa kín, LL tấn công nên dùng xe cứu thương và chữa cháy để tiến vào hiện trường.

............

Còn rất nhiều chi tiết của Giáo trình Nghiệp vụ không thể trình bày.