Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Jack Ma: '35 tuổi mà còn nghèo, đấy là tại bạn!'


'Trên đời này chỉ có những việc không dám nghĩ, không dám làm chứ không có việc gì là không thể làm được.'

Đây là một câu nói của của tỉ phú Alibaba, Jack Ma (Mã Vân) trong một buổi diễn thuyết trước công chúng tại Trung Quốc vào hồi tháng Tư năm nay. "Bạn nghèo vì bạn không có tham vọng. 35 tuổi mà còn nghèo thì đấy là tại bạn!"

Trước khi thành lập Alibaba, tôi đã mời 24 người bạn tới nhà bàn bạc cơ hội làm ăn mới. Sau hai tiếng đồng hồ nghe tôi trình bày, họ vẫn tỏ ra phân vân. Cuối cùng, 23 người khuyên tôi từ bỏ ý định vì nhiều lý do, ví dụ như "Anh có biết gì về mạng mẽo đâu, mà quan trọng nhất là lấy đâu ra vốn".

Chỉ duy nhất một anh bạn làm ở ngân hàng nói rằng: "Nếu cậu muốn làm thì cứ thử đi. Giả như mọi chuyện không như ý thì cậu vẫn có thể quay về nghề cũ mà". Sau một đêm dài trăn trở, sáng hôm sau tôi quyết định bắt tay vào làm, cho dù trước đó tất cả 24 người đều phản đối đi chăng nữa.

Hồi mới bắt đầu gây dựng Alibaba, gia đình, bạn bè tôi cũng lao vào ngăn cản. Nghĩ lại, tôi nhận thấy động lực lớn nhất hồi đó không phải là sự tự tin của mình đối với Internet hay tiềm năng của nó, mà là điều này: "Làm gì cũng vậy, dù thất bại hay thành công thì chính những trải nghiệm, kinh nghiệm bạn có được cũng là một dạng thành công rồi." Bạn hãy thử đi thử lại không ngừng, nếu không được, bạn vẫn có thể quay trở lại với công việc trước đây cơ mà!

Trung tá Thomas Edward Lawrence người Anh từng nói: "Con người ai cũng mơ, nhưng mức độ khác nhau. Những người mơ vào ban đêm trong nơi thầm kín bụi bặm của tâm tưởng thức dậy vào ban ngày và thấy tất cả chỉ là hư ảo, nhưng những người mơ vào ban ngày rất nguy hiểm, vì họ có thể hành động từ trong giấc mơ với cặp mắt rộng mở, để biến nó thành hiện thực."

Theo Jack Ma, con người thua cuộc và thất bại là bởi bốn lý do sau đây:

1. Không nhìn thấy cơ hội
2. Xem nhẹ cơ hội
3. Thiếu hiểu biết
4. Hành động chậm

Có tham vọng là sống một cuộc đời với lý tưởng to lớn và hoàn thành mục tiêu vĩ đại. Trên đời này chỉ có những việc không dám nghĩ, không dám làm chứ không có chuyện gì là không thể làm được. Khát vọng của bạn lớn thế nào thì tương lai của bạn rộng mở thế đó!"

Nguồn: http://cafebiz.vn/nhan-vat/jack-ma-35-tuoi-ma-con-ngheo-day-la-tai-ban-20140924135315525ca48.chn

VÌ SAO TÔI NGHÈO MÀ ANH LẠI GIÀU?

Ở đời người ta thường hỏi “Làm giàu thế nào?” chứ ít ai chịu hỏi “Vì sao tôi nghèo?”. Chính vì vậy nhiều người không bao giờ nhìn thấy những nhược điểm của mình để tự khắc phục và cuối cùng nghèo vẫn hoàn nghèo.

Chuyện anh nông dân

Có anh nông dân tên Nghèo, ông bà để lại cho 3 thửa ruộng. Mỗi năm ba vụ bán mặt cho đất bán lưng cho trời, sau khi trừ tiền giống, tiền phân, tiền phơi … và không bị lũ lụt, sâu rầy thì chỉ kiếm đủ tiền chi tiêu ăn uống. Năm ngoái xã mở đường nhựa qua ruộng Nghèo, tiền đền bù cũng được kha khá, nhưng chỉ ăn được hơn năm thì lại…nghèo.

Một anh nông dân khác tên Giàu, nhà cũng 3 thửa ruộng, cũng làm quần quật như anh Nghèo. Cuối vụ đập lúa xong anh hốt trấu về om bếp, xin người ta rơm rạ rồi bó lại thuê xe thồ đến bán cho nhà người xóm trên nuôi bò. Tối nằm vắt tay lên trán anh chợt nghĩ, sao nông dân thì cứ phải bán thóc nhỉ?

Thế rồi anh học người ta lấy gạo làm sợi bún, đem bỏ mối ngoài thị xã. Anh thấy hạt gạo chỉ chế biến chút thôi đã bán được giá gấp 5 lần. Thấy Nghèo mất ruộng, Giàu cho thuê ruộng cày, mua gạo của Nghèo về làm bún bán, không làm ruộng nữa.

Chuyện cô thợ dệt

Cô thợ dệt tên Nghèo, làm công nhân trên tỉnh, một ngày đạp máy 12h, đã 4 năm nay cô chỉ may cái túi vào áo. Vật giá leo thang, tiền lương vẫn thế, khó sống quá, cô rủ chị em đình công đòi tăng lương, chủ bảo 4 năm cô cũng chỉ làm được từng ấy việc, sao tôi phải tăng lương?

Một cô thợ may khác tên Giàu, làm cùng khâu với cô Nghèo. Giàu làm được 3 tháng biết việc rồi là xin sang tổ khác, cứ thế 2 năm sau đã thạo làm hết các khâu. Chủ đưa cô lên làm trưởng ca, lo chỉ bảo đôn đốc chị em trong xưởng.

Cuối năm rồi Giàu xin nghỉ về quê 3 tháng, dạy chị em trong làng xỏ kim may áo, vay tiền mua máy rồi lên tỉnh nói với chủ “chị giao áo cho em may, thợ em ở nhà không phải ăn cơm ở trọ nên em giao hàng giá rẻ hơn cho chị”. Còn Nghèo đâu biết vì có những người như Giàu mà Nghèo chả được tăng lương.

Chuyện anh họa sĩ

Một anh họa sĩ tên Nghèo, làm công ở xưởng chép tranh. Nghèo khéo tay vẽ đẹp, tranh của danh họa nào vẽ cũng giống một chín một mười. Nhưng đã sáu năm rồi, Nghèo vẫn cứ ... chép tranh.

Còn anh họa sĩ tên Giàu, chép tranh chả đẹp bằng Nghèo, chủ bán không được nên cho nghỉ việc. Giàu ngẫm tranh chép cũng là đồ giả mà lại đắt, chỉ bọn trọc phú mới mua. Giàu phóng tranh thành ảnh, lồng khung sang trọng rồi bán giá chỉ bằng 1/4 tranh của ông chủ nơi Nghèo làm việc. Thấy Giàu phất nhanh Nghèo hỏi cách nào, Giàu bảo “tại tớ bán khung mà người thì lại mua tranh”.

Ngẫm ở đời người ta thường hỏi “Làm giàu thế nào?” chứ ít ai chịu hỏi “Vì sao tôi nghèo?”

Nguồn và các comments bình luận:

http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/vi-sao-toi-ngheo-ma-anh-lai-giau-2239845.html

https://www.facebook.com/TapChiChimLon/photos/a.415124061851250.110136.116002965096696/464842416879414/


Tiền đâu khởi nghiệp?

Có bạn trẻ gửi thư trách TnBS. Nói chúng tôi cũng muốn khởi nghiệp, nhưng tiền đâu. Cho tôi 10 tỷ đi, tôi sẽ làm xưởng nhà máy. Hãy cho tôi cần câu, tôi sẽ đi câu cá.

Không biết tự bao giờ có cái khái niệm “cho cần chứ không cho cá” rồi mọi người khen hay. Đối với thể loại làm biếng, thử lấy cần câu cho mấy người ăn xin (mà còn lành lặn) thử coi. Nó sẽ đòi “cho mồi”, đưa mồi thì kêu “móc vô lưỡi giùm”, rồi “câu giùm luôn đi”. Cuối cùng cũng quay lại cái máng lợn nằm đó “lạy ông đi qua lạy bà đi lại”.

Cái mình cho phải là “tinh thần câu cá”. Khi có tinh thần, tự động nó sẽ bật dậy, chạy chặt tre về làm cần, tự động mài sắt thành lưỡi, tự động hăm hở đi hết chỗ này chỗ kia để tìm cá.

Tony có quen anh Quảng, dân Vĩnh Long. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Hóa vào thập niên 80, anh làm xà bông, mì tôm, nước rửa chén, nước tương…và lao động cật lực để bây giờ anh làm chủ 1 nhà máy bao bì nhựa. Anh có 4 thằng con trai, đầu tiên đẻ 2 đứa, ráng kiếm cô con gái, ra tiếp thằng nữa. Anh sợ “tam nam bất phú” nên đẻ thêm 1 thằng nữa thành “tứ quý”. Anh cho 4 thằng học ở 4 nền giáo dục khác nhau, cứ tốt nghiệp 12 xong là đi. Thằng học ở Sin, thằng ở Mỹ, thằng ở Canada, thằng ở Anh. Nhưng thằng nào cũng 1-2 năm thì về nước, học không nổi. Tony xuống chơi, thấy 4 thằng từ trên lầu đi xuống, đứa nào đứa nấy cao hơn mét tám, trắng hồng, nặng cả tạ, mặt to như cái mâm. Anh Quảng nói kêu tập thể thao thì tụi nó nói không có phương tiện, thế là tao phải mua máy chạy bộ, tạ các loại…về nhưng tụi nó có tập đâu. Kêu đi bơi thì tụi nó nói nhà phải có hồ bơi riêng, bơi chỗ công cộng không sạch, tao bán cái nhà mặt tiền dưới quận 6, ra Thủ Đức xây nhà có hồ bơi, tụi nó hào hứng bơi đúng có 1 ngày. Tony nhìn thấy trên bàn dọn sẵn 4 tô cơm, 4 cái giò heo to đùng. Anh kể hai thằng sau thì đang học mấy đại học liên doanh gì đó, còn 2 thằng đầu thì vô nhà máy của anh phụ việc hành chính văn thư, nhưng liên tục kêu đói bụng, nửa chừng bỏ về nhà để ăn. Anh cười hi hí, nói thôi kệ. Nhà có điều kiện mà, lúc nào cũng có nồi giò heo hầm trên bếp.

Anh Mark Facebook, anh Bill Microsoft, anh Quảng như trên bài đây…tất cả đều là những người với 2 bàn tay trắng xây dựng cơ đồ. Nhưng thế hệ sau thì có thể khác, nếu cha mẹ cho tiền mà không cho tinh thần, thì nó lại bán nhà máy để mua giò heo và thuốc trị bệnh Gout.

Với thể loại cứ kêu “tiền đâu”, “điều kiện không có” thì khỏi trả lời mắc công. Và đã có hàng vạn bạn trẻ, thấy người ta khởi nghiệp cũng về khóc lóc ép bố mẹ đưa tiền để mở công ty và ba bữa là ném hết xuống sông. Dù ít dù nhiều, đứa nào tự biết tạo vốn ban đầu, thì đứa đó mới làm chủ được.


Nguồn cùng phần comments bình luận:

https://www.facebook.com/TonyBuoiSang/photos/a.512668602119337.138901.511088052277392/874406429278884/?type=1

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Có những thứ không tồn tại trong học thuyết Marx...

Dưới sự hướng dẫn vô cùng sáng suốt và tràn trề chính nghĩa của Đảng, người XHCN chân chính chúng ta vẫn biết rằng thành phần tư bản luôn luôn tìm đủ mọi cách để bóc lột giai cấp vô sản đến tận xương tuỷ. Hôm nay, phát hiện một ví dụ hết sức kinh điển của sự bóc lột tàn nhẫn đó.

Đó chính là tên trùm tư bản Chuck Feeney, cựu tỷ phú và chủ nhân của chuỗi gian hàng Duty Free Shoppers thường thấy tại các sân bay. Số là sau khi bóc lột giai cấp tư sản và có được số tài sản kết xù lên đến 7,5 tỷ đô, tên trùm tư bản này đã đi phân phát 99% số tài sản đó khắp nơi, từ đầu tư giúp trẻ em nghèo đi học, đến các vấn đề khoa học, y tế tại nhiều nơi ở Mỹ, Ai-len, Nam Phi, và ở Việt Nam.

Vâng, tên trùm tư bản này đã bỏ ra hàng triệu đô để giúp hiện đại hoá cơ sở y tế cho Việt Nam. Đúng thật là tên điên rồ, thiên đường XHCN thì cần quái gì sự giúp đở của bọn tư bẩn? Chuck Feeney đúng là tên dở hơi, giờ đây với tài sản chỉ vỏn vẹn 2 triệu đô hắn còn không bằng đại gia hàng bét ở Việt Nam, đừng nói chi đến so sánh tài sản với đồng chí X.

Nhưng đây chẳng phải là một trường hợp nhỏ lẻ, các tên trùm tư bản như Bill Gates, Warren Buffet vẫn tiếp tục hằng năm "bóc lột" giai cấp vô sản khắp nơi. Chúng đi khắp nơi, ném tiền vào các vấn đề hết đổi tầm thường như cứu đói, chữa trị bệnh dịch, bệnh SIDA.

Nhưng chẳng dừng lại ở đó, những tên tay sai bọn trùm tư bản như Clinton, Al Gore, Jimmy Carter vẫn đau đáu tìm cách phân hoá các nền kinh tế nghèo bằng những giải pháp kinh tế, y tế, phương pháp bảo vệ môi trường vô lý của chúng.

Chỉ cần nhìn các đại gia của ta, các lãnh đạo ta, các lãnh đạo của khối Cộng Sản khắp nơi. Chúng ta đã làm gì cho nhân loại, câu trả lời là hơi bị nhiều. Chúng ta đã ban cho giai cấp vô sản tài sản vô cùng quý báu đó là các công trình lỗ tỷ đô, các doanh nghiệp lỗ hàng trăm nghìn tỷ đồng. Chúng ta luôn đi trước thời đại với những cải cách ruộng đất đầy thành công, những "giải pháp" kinh tế quá sáng suốt thời bao cấp. Chỉ nội giải pháp giảm dân số của người đồng chí Cộng Sản Pol Pốt cũng đủ thấy tài quản lý năng động sáng tạo của lãnh đạo Cộng Sản như thế nào.

Lãnh đạo ta không cần những cái danh hão làm từ thiện, những công việc ba phải tốn kém ấy. Chúng ta chỉ cần bôi nhọ tư bẩn là đủ đánh bóng bản thân, chúng ta chỉ cần tuyên truyền bôi bác phương Tây để nâng cao chính nghĩa của chính mình.

Nguồn: NKYN. Tiêu đề do LNO tự đặt.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Báo chí xứ tư bản là con điếm?

Ai nói báo chí xứ tư bản là con điếm cho những đại tư bản lắm tiền, là không đúng.

Chuyện đó có thể có, nhưng cũng còn tùy chỗ, tùy người thôi.

3 ví dụ, đều rất nổi tiếng sau, đủ để chứng minh điều đó:

1) Ben Bradlee, tổng biên tập báo Washington Post, người đã khiến Nixon mất chức

http://tccl.info/vn/nong/the-gioi/16997/nguoi--khien-nixon-mat-chuc-.html

2) Michael Moore, đạo diễn của bộ phim "Chủ nghĩa tư bản - 1 câu chuyện tình"

https://www.youtube.com/watch?v=9OSzRkkIt9c

3) Daniel Elsbergs, "người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ", tiết lộ hàng loạt tài liệu tuyệt mật về chiến tranh VN của lầu 5 góc ra công chúng, góp phần thổi bùng làn sóng phản chiến chống lại cuộc chiến của Mỹ ở VN, góp phần khiến cuộc chiến chấm dứt sau 21 năm.

http://www.youtube.com/watch?v=Gl6n0HPsuwc

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Tiên trách kỷ hậu trách nhân

VNCH và nam TT có nhiều nét rất giống nhau. Nhưng nam TT, ngoại trừ dựa vào Mỹ, còn biết tự thân vận động trong cuộc chiến với bắc TT và kết thúc cuộc chiến sau 3 năm. Còn VNCH dựa quá nhiều vào Mỹ, đến nỗi Mỹ giúp 21 năm, gấp 7 lần so với nam TT mà không chặn nổi VNDCCH. Hậu quả khiến Mỹ hết kiên nhẫn, chán ngấy và bỏ rơi, trước là Hoàng Sa về tay TQ, sau chính miền nam về tay VNDCCH.

VNCH không thể trách Mỹ bỏ rơi, khi Mỹ giúp đã quá nhiều. Càng không thể trách VNDCCH “cưỡng chiếm” miền Nam, khi bản thân mạnh thứ 4 thế giới mà không thể “cưỡng chiếm” ngược lại miền Bắc, kế hoạch chi tiết cho việc cưỡng chiếm cũng không có. Thậm chí chỉ cần cố thủ, kiếm 1 tỉ số hòa, tự bảo vệ mình cũng không nổi.

Chỉ còn biết tự trách mình thôi.

“Tiên trách kỷ hậu trách nhân”, càng ngẫm càng thấy đúng vậy.

Về lập luận của ông Lê Đức Thọ trong việc từ chối Nobel hòa bình

https://www.facebook.com/hoighetphandong/photos/a.127053440669295.8435.124739034234069/817443198296979/?type=1

Lập luận của ông Lê Đức Thọ về việc từ chối Nobel hòa bình, theo mình là sai ở 2 lẽ.

1 là, giải này dành cho cá nhân, không dành cho tập thể, và ông Thọ đã đánh đồng cá nhân Kissinger nói riêng với người Mỹ nói chung.

2 là, theo wiki, "là người đề xuất "Realpolitik", Kissinger đóng một vai trò chen chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1969 - 1970", góp phần không nhỏ trong việc chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, và ông ta được trao Nobel hòa bình vì lẽ đó.

Gây ra chiến tranh xâm lược của Mỹ ở nam Việt nam, trách nhiệm chính thuộc về những người Mỹ khác, có tiếng nói quyết định vào thời của họ, chứ không phải Kissinger. Dẫu Kissinger có trách nhiệm trong việc đó đi nữa, thì cũng là rất ít, bởi khi đó ông ta cũng chỉ là 1 cá nhân bình thường, sức ảnh hưởng không thể so được với thời của ông ta, thời 1969-1970.

Còn tất nhiên, nhận Nobel hay không, đó là quyền của Lê Đức Thọ, nhưng dù không nhận, cá nhân mình vẫn nghĩ ông ấy đã nhận được sự công nhận của cả hội đồng duyệt, tức đồng nghĩa với nhận rồi, bởi ông ấy xứng đáng với điều đó.

Tức Việt nam đã có 1 người được giải Nobel, chứ không phải là không có ai.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Mâu thuẫn của cờ vàng Vol 1

1 bộ phận không nhỏ người Việt nói, khi xưa không cần đánh, Pháp cũng sẽ tự nguyện trao trả lại Việt Nam.

Nhưng nay, thay vì không cần đánh, ngồi đợi Trung Quốc trao trả lại Hoàng Sa, Gạc Ma, thì họ lại muốn phải đánh.

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Hỏi đáp về Hồng Kông

Hỏi: HK trong thời kỳ 1841 – 1997 có viên toàn quyền nào người HK hay TQ được dân HK bầu lên không nhỉ?

Đáp: Không có. Nhưng vấn đề ở chỗ có tốt hơn hay không có tốt hơn. Và điều này, thực tế nó đã trả lời rồi.

HK, từ khi là thuộc địa của Anh, nó dần phát triển, trở thành số 1 ở TQ, không nơi nào sánh bằng.

1841 dân trí HK vẫn còn rất kém, và việc toàn quyền là người Anh thay vì người HK hay TQ, là tốt hơn. Còn việc Anh và nhà Thanh ký hợp đồng 150 năm, tuy giấy trắng mực đen thật, nhưng suy cho cùng, chỉ là thứ yếu thôi.

Hỏi: Vậy 1997 so với 1841 thì sao?

Đáp: Kể cả 1997, dân HK vẫn thấy hài lòng với cuộc sống dưới quyền toàn quyền Anh, nên họ không phản kháng, ngược lại còn thích thế.

"Anh và nhà Thanh ký hợp đồng 150 năm, tuy giấy trắng mực đen thật, nhưng suy cho cùng, chỉ là thứ yếu" cũng là vì thế.

Chứ dân HK nó mà ghét cách điều hành, phát triển kinh tế, sử dụng nhân tài HK của Anh, nó nổi loạn lâu rồi.

Hỏi: Theo bạn, sự chỉ định người đứng đầu HK từ Luân Đôn và từ Bắc Kinh giống và khác nhau thế nào? Việc người HK bây giờ muốn tự mình bầu lên người lãnh đạo có gì mâu thuẫn với việc họ muốn sống dưới sự lãnh đạo của 1 viên toàn quyền được chỉ định từ Luân Đôn trước đây hay không?

Đáp: Chả mâu thuẫn gì, Anh không cho nó tự bầu, nhưng chúng nó xây dựng được một hệ thống xã hội mà đại lục phải thèm khát.

Giờ đây, đại lục muốn kiểm soát xã hội ấy, nguy cơ nó bị mất những thành quả đã có là có thể. Nhìn cách BK đối xử với dân của mình thì biết.

Nó đòi tự bầu, là đòi cái phương tiện để có thể bảo vệ xh của mình.

Đây là chuyện một xh văn minh hơn chống cự sự kiểm soát của một thế lực lạc hậu hơn.

Là sự đấu tranh bảo vệ sự tiến bộ.

Hỏi: Mình thì nghĩ trừ khi HK tách được ra độc lập. Chứ có tự bầu được thì sớm muộn Bắc Kinh cũng sẽ kiểm soát được nó. Cái này khó tránh lắm khi kinh tế HK và TQ ngày càng gắn chặt vào nhau.

Đáp: Thôn tính là có thể, chắc nó thích bị thôn tính một cách tự nhiên bằng vốn, công nghệ, sự hiện đại năng động vượt trội... hơn là kiểu áp đặt thao túng đầu não.

Đm thằng Pháp ml, giá như nó đối xử với VN cũng như Anh đối xử với HK thì mọi thứ đã rất khác.


Anh có Adam Smith và Ricardo nên cách suy nghĩ và kiếm ăn của nó ở 1 đẳng cấp khác.

Pháp và Tây Ban Nha chỉ lo vơ vét, bóc lột, đàn áp 1 cách hết sức thô thiển, còn Anh nó biến thuộc địa theo phom của nó, làm ăn kiểu nó, qua đó thu lời.

Đó là lý do sau này nó trao trả, bọn thuộc địa đó kế thừa và phát huy cái nền đã được Anh tạo dựng ấy, nên lên như diều vậy.

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Suy nghĩ vụn về lịch sử. 30/4/1975 có phải là ngày giải phóng?

Ít nhất về 2 góc độ kinh tế và văn hóa thì hoàn toàn không.

Về kinh tế, xóa bỏ nền kinh tế thị trường, thiết lập nền kinh tế bao cấp, cấm tuyệt đối kinh tế tư nhân, khiến dân tộc khốn khổ khốn nạn, ví dụ:

Nhà mình 1 lần hết sạch tiền, bố mình muốn bán con lợn, thì 3 giờ sáng ông dậy giết lợn, nhét vội vào bao tải, chở ra chợ bán lấy tiền như thằng ăn trộm, sau đó chuồn khẩn trương, nhỡ mà gặp bọn dân quân đi tuần đêm nó tóm được thì thôi rồi.

Về văn hóa, mọi thứ liên quan đến văn hóa tư sản, như để tóc dài, mê nhảy đầm… v.v… đều bị dập, ví dụ:




Sau này cả 2 góc độ ấy đều đã được phục hồi, gọi mỹ miều là “đổi mới”, nhưng thật ra, bản chất là “sửa sai”.

Cũng theo 2 góc độ trên, nói miền Bắc giải phóng miền Nam, phần nào đó là nói ngược, mà phải nói miền Nam góp phần giải phóng tư tưởng cho miền Bắc mới đúng.

Giải phóng nó gồm 2 nghĩa, giải phóng đất đai và giải phóng con người. Làm được cả 2 việc ấy mới đầy đủ ý nghĩa của việc giải phóng. Thế nhưng thực tế chỉ làm được 1, thì không thể gọi giải phóng, mà chỉ gọi thống nhất, như thế là đúng.

Cũng nên nói thêm miền Nam khi đó ti-vi, tủ lạnh, xe máy, ô-tô… v.v… các loại, còn miền Bắc chỉ có xe đạp. Lính VNDCCH nhìn quạt trần tưởng máy chém, rửa mặt trong hố xí bệt, nhìn mông phụ nữ miền Nam thấy hằn quần lót lại nghĩ mông họ có gân… v.v… 1 đằng lạc hậu, 1 đằng văn minh như vậy, thì sao có thể gọi là “giải phóng” được?

Bản thân mỗi chúng ta được sinh ra thôi chưa đủ, còn phải được dạy dỗ cho nên người nữa mới đủ.

Vì thế, từ lâu mình không còn nghĩ 30/4/1975 là giải phóng như sách giáo khoa, như tuyên truyền nữa, mà nghĩ đó là ngày thống nhất (2 miền Nam Bắc).


Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Nhặt sạn trong học thuyết Marx Vol 3

Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Marx đã viết:

Những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương nghiệp và người thực lợi nhỏ, thợ thủ công và nông dân là những tầng lớp dưới của tầng lớp trung đẳng xa kia, đều bị rơi xuống hàng ngũ giai cấp vô sản, một phần vì số vốn ít ỏi của họ không đủ cho phép họ quản lý những xí nghiệp, nên họ bị sự cạnh tranh của bọn tư bản hơn đánh bại, một phần vì sự khéo léo nhà nghề của họ bị những phương pháp sản xuất mới làm giảm giá trị đi. Thành thử giai cấp vô sản được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư.”

Marx viết vậy là sai. Vì sao?

Hãy nhìn Microsoft được Bill Gates sinh năm 1955, sinh viên bỏ học từ năm thứ 2, sáng lập từ 1975. Hãy nhìn Apple Inc, do Steven Jobs, sinh năm 1955 sinh viên bỏ học từ học kỳ 1 năm thứ 1 sáng lập từ 1976. Hãy nhìn Facebook, do Mark Zuckerberg sinh năm 1984, cũng là 1 sinh viên bỏ học năm thứ 2 sáng lập cách đây chưa lâu… v.v… và nhiều ví dụ khác thì rõ.

Người đọc có thể chống chế, rằng Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg là rất ít, là 0,1% hoặc nhỏ hơn.

Tất nhiên, thành công cỡ chục tỉ $ trở lên là rất ít rồi, còn từ tay trắng gây dựng sự nghiệp cỡ vài trăm, vài chục, vài triệu đô thì nhiều vô số. Có điều họ không nổi tiếng như 3 người kia nên ít người biết đó thôi.

Mã Vân là 1 ví dụ. 1 thày giáo dạy tiếng Anh, xấu xí, nhỏ con nhưng đã thấy trước tiềm năng của internet thời điểm 1996, cộng với nỗ lực bản thân, giờ trên sàn chứng khoán, ông là người giàu nhất Trung Quốc.

Trở về VN, khi xưa thị trường café VN bị thống trị bởi Vinacafe, còn Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ là 1 tay trên răng dưới dái, nhưng nay nhìn hệ thống café Trung Nguyên, tất cả đều phải nghĩ khác.

Suy cho cùng, thành bại do mình là chính, hoàn cảnh chỉ là yếu tố phụ thôi.

Hoàn cảnh, đối với người thiếu chí sẽ bị đè bẹp, đối với người đủ chí, họ xem đó là thách thức cần chinh phục và vượt qua.

Xa hơn chút. Tiền bạc, khi đủ rồi sẽ trở thành thứ yếu, sự khẳng định mình quan trọng hơn.