Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Nhặt sạn trong học thuyết Marx (Vol 8)

1) Cuộc sống cần có cạnh tranh, không cạnh tranh không phát triển được. Và muốn có cạnh tranh, thì phải có ít nhất 2 con người, ít nhất 2 công ti, ít nhất 2 đảng... v.v... trở lên, đúng hay sai?

2) Trong học thuyết Marx, về chính trị chỉ có 1 đảng, tức đã triệt tiêu cạnh tranh, đúng hay sai?

Về kinh tế làm theo năng lực hưởng theo lao động. Và nếu có cạnh tranh, tức khắc ai yếu hơn sẽ không còn là làm theo năng lực hưởng theo lao động nữa, mà làm theo năng lực, hưởng thấp hơn lao động. Như vậy muốn có làm theo năng lực hưởng theo lao động, thì buộc phải triệt tiêu cạnh tranh, đúng hay sai?

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Nhặt sạn trong học thuyết Marx (Vol 7)

"Công nhân không có tổ quốc", 1 trong những câu láo lếu nhất của Marx mà mình từng đc nghe. Nguyên văn và ngữ cảnh:

“Ngoài ra, người ta còn buộc tội những người cộng sản là muốn xoả bỏ tổ quốc, xoá bỏ dân tộc.

Công nhân không có tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có. Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc[9], phải tự mình giành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu."


Bình luận của LNO:

Có thật hiện giờ công nhân không có tổ quốc không? Bạn thử hỏi công nhân các nước Bắc Âu, Mỹ, Nhật, Anh, Pháp... v.v... xem. Chắc chắn "Mả bố mày, tao là công dân Bắc Âu, Mỹ, Nhật, Anh, Pháp... v.v..., tổ quốc tao chính là Bắc Âu, Mỹ, Nhật, Anh, Pháp... v.v... mày lại đi bảo tao đéo có tổ quốc là thế đéo nào?" sẽ là câu trả lời của họ, mình thề đấy.

VN hiện giờ do tư bản đỏ lãnh đạo, đúng không? Bạn đang đọc note của mình, hiện giờ bạn có phải vô sản không? Đối chiếu theo lời Marx, rõ ràng bạn không có tổ quốc, Việt Nam không phải tổ quốc của bạn nữa, mà là của tư bản đỏ, phải không?

Một kỹ sư Nhật...

Một kỹ sư Nhật trước khi về nước không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. ...Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung".

Rồi viên kỹ sư minh họa: "Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh.

Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5triệu/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết".

Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy "tâm sự" như sau: "Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết.

Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh.

Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000đ thì chúng tôi chỉ tăng 200.000đ. Còn 300.000đ chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả".

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Chiến tranh Việt Nam và ý thức hệ

Chiến tranh Việt Nam và ý thức hệ

1) "Chiến tranh Việt Nam" (1955-1975) là 1 cụm từ mà các học giả phương Tây hay sử dụng. Nếu đứng ở địa vị dân Việt Nam mà xét thì là sai, vì không nghi ngờ gì nữa, nó là cuộc xâm lược của Mỹ vào Việt Nam, và nói "Chiến tranh Việt Nam" là cào bằng, là không chỉ ra được ai chính nghĩa, ai phi nghĩa.

Đứng ở vị trí trung lập để có cái nhìn rộng hơn chút, thì thấy nó giống như cuộc xung đột giữa 2 phe tư bản do Mỹ đứng đầu, xã hội do Liên Xô đứng đầu, VNCH thuộc phe Mỹ, VNDCCH thuộc phe Liên Xô, và lãnh thổ Việt Nam được chọn làm chiến trường.

Nên việc họ sử dụng cụm từ đó, là chấp nhận được.

2) Khi bắc Triều Tiên đổ quân thống nhất, nam Triều Tiên sắp bị làm cỏ tới nơi, thì Hoa Kỳ và đồng minh nhảy vào. Họ đánh lui bắc Triều Tiên qua đường chia cắt, đẩy bắc Triều Tiên về tận biên giới Trung Quốc, cũng sắp làm cỏ bắc Triều Tiên đến nơi, thì Liên Xô đổ vũ khí, còn Trung Quốc đổ quân.

Nhìn lại Việt Nam. Ta có thể suy ra, vì VNDCCH đủ sức đấu với Mỹ, đồng minh và VNCH nên Liên Xô và Trung Quốc chỉ cần viện trợ lương thực, vũ khí, quân trang quân dụng... v.v... Nhưng nếu VNDCCH mà thua, bị đẩy lùi qua vĩ tuyến 17, bị dồn đến biên giới phía Bắc, thì có thể chắc chắn 100% Liên Xô, Trung Quốc, 1 trong 2, hoặc cả 2 sẽ phải đổ quân, như đã làm với bắc Triều Tiên.

Như vậy, 1 lần nữa, đặt địa vị vào 1 người dân VN, cái nhìn bị hẹp, ta chỉ thấy đó là cuộc chiến của VNDCCH, của dân VN chống sự xâm lược của Mỹ và tay sai VNCH. Nhưng nếu đứng trung lập để có cái nhìn rộng hơn, thì đó đúng là cuộc chiến ý thức hệ.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Bản chất của việc 1 bộ phận dân Việt Nam “khóc lóc” Lý Quang Diệu

Việc “khóc lóc” này, nói nhanh cho nó vuông, có bản chất là kinh tế.

Ngồi 1 xó Việt Nam, mình vẫn dễ dàng phán việc ngoài nghìn dặm, rằng chẳng có dân Mỹ, Nhật, Anh, Pháp… v.v… những nước phát triển hơn Singapore lại đi “khóc lóc” Lý cả. Có đám lãnh đạo gửi thư, điện chia buồn theo kiểu ngoại giao là hết.

Chỉ có 1 số nước, về điều kiện ăn đứt Singapore, nhưng lại không phát triển bằng, thậm chí thua xa, điển hình là Việt Nam, dân mới “khóc lóc” thôi.

Lý là 1 chính trị gia có tài, đặc biệt có tâm, biết đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, biết sống liêm khiết, biết làm gương cho kẻ khác nói theo, biết ân uy gồm đủ. Đó là lý do lớn nhất khiến Singapore dần đi vào quỹ đạo, trở nên cực kỳ phát triển, và Singapore là 1 đất nước không có tham nhũng.

Còn Việt Nam, lãnh đạo đặt lợi ích của mình lên trước tiên, thứ đến mới là quốc gia. Tầm nhìn hạn hẹp, bóc ngắn cắn dài, và Việt Nam là 1 quốc gia mà bộ máy có đến 96,69% công nhân viên chức sống không phải nhờ lương, mà nhờ lậu.


Các bạn kích chuột vào để xem hình lớn nhé.

Bên trái là lãnh đạo quốc gia có GDP bình quân $55.000
Bên phải là lãnh đạo quốc gia có GDP bằng 3,5% bên trái.

1 bộ phận dân chúng có điều kiện đối chiếu, so sánh, và “khóc lóc” cũng đúng thôi.

Tất nhiên mình không phủ nhận, trong cái sự “khóc lóc” đó có nhiều tiếng “khóc lóc” giả tạo, với mưu đồ chính trị. Nhưng thử hỏi, nếu lãnh đạo Việt Nam cũng có thể tài năng, liêm khiết và giúp đất nước trở nên không kém gì Singapore, thì ma nào còn có thể “khóc lóc” với “giả tạo” ở đây được nữa.

Còn thiếu gì, các bạn xem và sửa cho mình nhé. Cảm ơn rất nhiều. :D

Bonus:

(ĐHH) Em thấy Lý Quang Diệu có 3 cái tội đối với Việt Nam là:

1. Ủng hộ mọi chính sách kinh tế, quân sự, chính trị của Mẽo đối với VN xưa kia.
2. Ủng hộ Mỹ cấm vận kinh tế VN, ngăn cản VN gia nhập ASEAN.
3. Hậu thuẫn mạnh mẽ cho Pol Pot chống phá Việt Nam trong chiến tranh biên giới Tây Nam

Những việc ông ta làm với VN à? Những nhà đầu tư, kinh tế của họ thấy tiềm năng của VN và xin phép, kêu ca, năn nỉ mãi thì ông ta mới cho. Em còn chưa thấy ông xin lỗi VN như những gì Nhật làm cả.

(LNO) Thứ nhất. Giữa các quốc gia không có tình nghĩa, mà chỉ có lợi ích. Singapore thế, và Việt Nam cũng thế.

Thứ hai. Thời điểm đó thế giới chỉ có 2 cực: Tư bản và cộng sản, và 2 bạn này không đội trời chung. Tư bản do Mỹ đứng đầu, cộng sản do Liên Xô đứng đầu. Bản thân Singapore đã gia nhập tư bản, dù muốn hay không, vẫn phải tuân thủ những công việc chung của khối.

Em nghĩ Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ những công việc chung của khối cộng sản trong việc chống tư bản nói chung, Singapore nói riêng không?

Thứ ba. Trung Quốc và Campuchia cùng khối với Việt Nam, vậy mà vẫn có ngày trở mặt, xem Việt Nam là kẻ thù, chiếm đất, chiếm biển, chiếm đảo, phang nhau tới số còn được. Em lại đi trách Singapore, 1 thành viên của tư bản, có nghĩa vụ ủng hộ công việc chung của khối tư bản ư?

Những gì em nói, có thể đều đúng, nhưng nó rất 1 chiều. Và nếu lãnh đạo Việt Nam cũng suy nghĩ như vậy, Việt Nam mọt kiếp cũng không có ai là bạn, hay là đối tác cả. 

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Marx, chúng ta, và CNCS

Chúng ta chưa từng có chủ nghĩa cộng sản, bởi chúng ta không làm theo ý Marx, hay chúng ta không thể làm theo ý Marx?

Không làm theo, bởi chúng ta không thật hiểu Marx, hay không thể làm, bởi Marx không thật hiểu thế giới?

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Nhặt sạn trong học thuyết Marx (Vol 6)

Vol 6 này không do mình, mà do bạn Quân Hoàng thực hiện.

(Khai Phùng) Đang dự tính chậm nhất trong tuần này sẽ dịch một số bài về Karl Marx. Để nói về Marx hay chủ nghĩa Marx hoặc lấy những bài viết của giới trí thức Đức là đề tài quá rộng và sự thật việc sụp đổ của đông Âu không có gì làm bằng chứng rằng chủ nghĩa Marx sai lầm. Kinh tế thế giới càng lâm vào khủng hoảng với những gói cứu trợ tài chính lên tới hàng ngàn tỷ USD mà vẫn như muối bỏ bể, những người quan tâm tới chính trị hoặc những nhà kinh tế mới càng hiểu giá trị của tư tưởng Marx. Một ví dụ họ thích trích dẫn nhất là tư tưởng Marx đang phát huy ở Trung Quốc.

Người Đức không đao to búa lớn, họ không cần hô hào theo chủ nghĩa Marx mà họ tôn vinh bằng nhiều cách khác nhau. Từ việc sách của Marx được trích dẫn, giảng dậy trong các trường đại học, vì với thế giới, Marx là một trong những nhà kinh tế lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Cho tới việc những bức tượng của Marx vẫn còn ở Đức, những đại lộ, những con đường mang tên Karl Marx và kể cả căn nhà nơi Marx đã sinh ra cũng được bảo tồn làm nơi để người đời sau có thể thấy Marx vẫn sống mãi với dân tộc Đức. 

Marx không sai mà chỉ có những con người hiểu sai về Marx! 

Phim tài liệu giới thiệu về căn nhà nơi Marx sinh ra ở thành phố Trier

(Quân Hoàng) Học thuyết Marx và Enghens đc những người cánh tả và dân chủ xã hội châu Âu chỉnh sửa và áp dụng rất thành công, góp phần cải cách chủ nghĩa tư bản, đấu tranh chính trị ôn hòa để bảo vệ người lao động. Trong khi học thuyết Marx nguyên bản đầu tiên lại cổ vũ bạo lực cách mạng thủ tiêu gcts và tiến hành chuyên chính vô sản, đây chính là điểm sai của Marxist. Chưa kể Marxist nghiên cứu về giá trị thặng dư nhưng lại không tính trí tuệ của nhà tư bản như môt yếu tố chính tạo ra giá trị của sản phẩm. Marxist cũng sai tiếp trong việc công hữu tư liệu sản xuất để xây dựng cnxh và cncs, trong khi thực tế các nước Bắc Âu chỉ ra rằng phân chia của cải bằng các chính sách thuế hợp lý mới là công cụ để tạo công bằng xã hội.

Ruộng đất là tư liệu sản xuất nên cách mạng ruộng đất chính là cách mạng tư liệu sản xuất, và hậu quả đã quá rõ. Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc sau 1979 sử dụng chính chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc để có thành tựu hôm nay. Đó là tư hữu tư liệu sản xuất qua việc phát triển kinh tế tư nhân, là xuất khẩu tư bản đến các nước nghèo hơn để bảo vệ nguồn cung tài nguyên thiên nhiên, và thậm chí sử dụng cntb thời kì sơ khai để đổi lấy tăng trưởng như là phá hủy môi trường, bóc lột người lao đông, sử dụng ld trẻ em. Nên ai nói TQ sử dụng Marxist để có kinh tế như hôm nay mời chứng mịnh.

Học thuyết Marx có cái đúng có cái sai. Nên học thuyết Marx hay bất kì học thuyết nào có ích sẽ đc chủ nghĩa tư bản sử dụng để cải cách chính nó. Marxist là 1 công cụ như nhiều công cụ khác để cải tiến cntb chứ k phải là để thay thế cntb. Mô hình Liên Xô và Đông Âu sụp đổ thì có ai chỉ đc mô hình nào dựa trên Marxist là thành công? TQ, VN bản chất là cntb bị can thiệp bởi nhà nước. Cuba là mô hình Liên Xô xưa. Triều Tiên là mô hình Liên Xô mang dáng dấp phong kiến. Chẳng có mô hình nào để gọi là thành công.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Đảng Cộng sản Việt Nam viết lại chủ nghĩa Mác–Lênin

Trong Đại hội Đảng X vừa qua, có một chi tiết quan trọng nhưng ít được các phương tiện truyền thông đề cập tới: đó là quyết định của Đảng Cộng sản viết lại chủ nghĩa Mác–Lênin. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, talaCu đã gặp và phỏng vấn giáo sư Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

talaCu: Xin giáo sư cho biết lý do khiến Đảng ta quyết định sửa đổi chủ nghĩa Mác–Lênin?

GS. Rứa: Chúng ta đều thấm nhuần rằng chủ nghĩa Mác–Lênin luôn luôn là ngọn đèn soi sáng đường đi của Đảng và nhân dân ta, dẫn đường chỉ lối cho chúng ta tiến tới tương lai. Tuy nhiên, sau hàng trăm năm, kể từ ngày thân sinh của hai bậc tiền bối này, tình hình mọi thứ đã thay đổi nhiều. Để phù hợp với đường lối của Đảng hiện nay, ngọn đèn cần phải được chỉnh lại một chút để lại tiếp tục soi sáng. Chúng ta đổi đèn để chứng tỏ sự kiên định của mình. Đó chính là lý do chúng tôi muốn xét lại… ờ, viết lại chủ nghĩa Mác–Lênin.

talaCu: Xin giáo sư cho biết rõ các điểm được sửa đổi.

GS. Rứa: Trước hết là chúng tôi từ bỏ khái niệm giai cấp…

talaCu: Chúng ta đã đạt được xã hội không có giai cấp?

GS. Rứa: Chưa hẳn, nhưng sắp… Chúng tôi đề nghị từ bỏ chữ “giai cấp” vì hiện nay các giai cấp đã trở nên lẫn lộn, không rõ ràng. Ví dụ như một chị nông dân hôm trước còn cày ruộng, hôm sau đã có thể tiếp thu kiến thức thế giới, làm chuyên viên khâu giày ở khu chế xuất Bình Dương, nghĩa là trở thành công nhân, thành viên của giai cấp tiên phong. Nữa, một anh công nhân hôm trước còn làm trên công trường xây dựng, hôm sau đã có thể trở thành gác cửa ở một khách sạn sang trọng, gia nhập tầng lớp làm dịch vụ. Giai cấp trí thức thì đã chuyển mình từ ăn hại sang ăn bám, vân vân… Tóm lại, khái niệm giai cấp đã hết ý nghĩa.

talaCu: Vậy ngọn cờ chuyên chính đang nằm trong tay ai?

GS. Rứa: Nằm trong tay những người có đẳng cấp! Xã hội Việt Nam hiện đại có hai nhóm người: những người có đẳng cấp, và những người còn lại. Những người có đẳng cấp là những người ở nhà có đẳng cấp, đi xe có đẳng cấp, dùng điện thoại có đẳng cấp… Anh thấy đấy, từ một xã hội có nhiều giai cấp, chúng ta đã trở thành một xã hội chỉ có hai nhóm người thôi, nhóm có đẳng cấp và nhóm không đẳng cấp. Đây là một bước tiến lớn vượt bậc.

talaCu: Thế còn về khái niệm bóc lột, hiện nay đang có nhiều tranh cãi. Có phải có những người làm thuê hiện đang bị bóc lột…?

GS. Rứa: Tôi xin nói luôn: chữ “bóc lột” là kết quả của một nhầm lẫn trong dịch thuật lớn nhất và tai hại nhất của lịch sử cận đại Việt Nam. Tôi mà biết được tay nào đã dịch chữ exploitation thành “bóc lột” thì… Xin hãy tra 23 quyển từ điển bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới. Họ đều dùng nghĩa “sử dụng”! Mỗi người đều “sử dụng” cái mình có để làm ăn. Các đại gia thì “sử dụng” những mối quan hệ quen biết của mình. Anh công nhân thì “sử dụng” hai bàn tay. Con gái ngoại tỉnh thì “sử dụng” bộ phận sinh dục của mình. Hết sức bình thường.

talaCu: Thế còn các trường hợp công nhân đình công…?

GS. Rứa: Chúng ta sống trên một đất nước tự do, ai cũng có lựa chọn. Ai không muốn ngồi yên ổn khâu giày thì có thể trở về làm ruộng, hay tiếp thị thuốc lá ở quán bia ôm, nhường chỗ khâu giầy cho người khác. Xin mời!

Tuy nhiên, tôi đồng ý là vẫn còn có nhiều bóc lột trong xã hội, cụ thể là người ta tự bóc lột mình. Đáng ngạc nhiên và không giải thích được là những trường hợp này phần lớn đều rơi vào nông dân. Mọi bóc lột đều đáng lên án, Mác đã chỉ ra cách đây hàng trăm năm. Những người này cần phải thay đổi cách sống của mình, nếu như họ không muốn hứng chịu hậu quả của nó.

Những người tự bóc lột mình một cách tàn bạo phải ý thức được về hậu quả của nó. Gia đình đánh cá này đã tự bóc lột bản thân 30 năm nay, với kết quả là người chồng bỏ mạng tuần trước trên biển vì bão. Các đại gia khuyên những người còn lại nên thay đổi cách sống, ví dụ như dồn tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán.

talaCu: Còn con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản, chúng ta vẫn đang tiến bước…?

GS. Rứa: Tất nhiên rồi. Ở đây chúng tôi chỉ điều chỉnh một số chi tiết kỹ thuật nhỏ, so với nguyên gốc của Mác. Chúng ta sẽ không dàn hàng ngang tiến lên chủ nghĩa cộng sản nữa, mà trật tự xếp hàng dọc. (Theo nghiên cứu mới nhất của chúng tôi, cửa vào chủ nghĩa cộng sản hơi nhỏ.) Chúng ta có thể tự hào nói rằng hiện nay đã có một nhóm người tới đích. Họ đã sống trong chủ nghĩa cộng sản, “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Theo thống kê của chúng tôi, những người này tình cờ thuộc vào tầng lớp có đẳng cấp mà chúng ta nói tới bên trên.

talaCu: Khi nào thì những người còn lại biết rằng mình đã tới chủ nghĩa cộng sản?

GS. Rứa: Chúng tôi đã có kế hoạch là khi tất cả mọi người đặt chân vào chủ nghĩa cộng sản thì radio và TV sẽ dừng chương trình của mình lại để đưa tin, đảm bảo đồng bào ở vùng sâu vùng xa cũng được thông báo ngay tức khắc. Các báo điện tử cũng sẽ cập nhật tức thì, báo tin cho đồng bào hải ngoại. talaCu có thể cho tôi số điện thoại, khi đó tôi sẽ nhắn tin SMS cho báo.

talaCu: Cảm ơn Giáo sư Tô Huy Rứa.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Nhặt sạn trong học thuyết Marx (Vol 5)




Các bạn kích chuột trái vào để xem hình lớn nhé.

Bình luận của LNO:

Tư liệu sản xuất do tư bản mua về, còn sản phẩm sản xuất cũng do tư bản bỏ vốn. Chưa kể đến các đóng góp khác, ví dụ tại sao sản xuất sợi mà không phải sản xuất nhựa. Tại sao phải sản xuất 100 tấn thay vì 50 tấn. Tại sao sản xuất xong tháng 3 nhưng phải tháng 6 mới xuất hàng. Tại sao nên xuất vào Việt Nam thay vì Trung Quốc. Tại sao và làm thế nào phải cải tiến công nghệ. Tại sao phải xét đến sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh. Tại sao phải mua gấp công nghệ của thằng A trước thời điểm này để nó không bị lọt vào tay thằng B... v.v... và... v.v...

Công nhân bỏ mỗi công và nhận lương về rồi thế là hết.

Nhưng khi đọc những dòng này, ta lại có cảm giác điều đó thật bất công. Lẽ ra tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất cũng phải thuộc về công nhân mới đúng.

Vậy, bằng cách nào để có thể lấy chúng về? Chỉ có cách duy nhất là tập hợp nhau lại, dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản, sử dụng bạo lực lật đổ tư bản, cướp tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất về tay mình.

1 trong số những cái "kỳ diệu" của môn "Chủ nghĩa xã hội khoa học" do Mác và Ăng-ghen khởi xướng nó là ở chỗ đấy.