Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Chiến tranh Việt Nam và ý thức hệ

Chiến tranh Việt Nam và ý thức hệ

1) "Chiến tranh Việt Nam" (1955-1975) là 1 cụm từ mà các học giả phương Tây hay sử dụng. Nếu đứng ở địa vị dân Việt Nam mà xét thì là sai, vì không nghi ngờ gì nữa, nó là cuộc xâm lược của Mỹ vào Việt Nam, và nói "Chiến tranh Việt Nam" là cào bằng, là không chỉ ra được ai chính nghĩa, ai phi nghĩa.

Đứng ở vị trí trung lập để có cái nhìn rộng hơn chút, thì thấy nó giống như cuộc xung đột giữa 2 phe tư bản do Mỹ đứng đầu, xã hội do Liên Xô đứng đầu, VNCH thuộc phe Mỹ, VNDCCH thuộc phe Liên Xô, và lãnh thổ Việt Nam được chọn làm chiến trường.

Nên việc họ sử dụng cụm từ đó, là chấp nhận được.

2) Khi bắc Triều Tiên đổ quân thống nhất, nam Triều Tiên sắp bị làm cỏ tới nơi, thì Hoa Kỳ và đồng minh nhảy vào. Họ đánh lui bắc Triều Tiên qua đường chia cắt, đẩy bắc Triều Tiên về tận biên giới Trung Quốc, cũng sắp làm cỏ bắc Triều Tiên đến nơi, thì Liên Xô đổ vũ khí, còn Trung Quốc đổ quân.

Nhìn lại Việt Nam. Ta có thể suy ra, vì VNDCCH đủ sức đấu với Mỹ, đồng minh và VNCH nên Liên Xô và Trung Quốc chỉ cần viện trợ lương thực, vũ khí, quân trang quân dụng... v.v... Nhưng nếu VNDCCH mà thua, bị đẩy lùi qua vĩ tuyến 17, bị dồn đến biên giới phía Bắc, thì có thể chắc chắn 100% Liên Xô, Trung Quốc, 1 trong 2, hoặc cả 2 sẽ phải đổ quân, như đã làm với bắc Triều Tiên.

Như vậy, 1 lần nữa, đặt địa vị vào 1 người dân VN, cái nhìn bị hẹp, ta chỉ thấy đó là cuộc chiến của VNDCCH, của dân VN chống sự xâm lược của Mỹ và tay sai VNCH. Nhưng nếu đứng trung lập để có cái nhìn rộng hơn, thì đó đúng là cuộc chiến ý thức hệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét