Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

NGHÈO BÌNH YÊN - GIÀU BẤT ỔN

Báo chí cách mạng lâu nay thường đưa tin bất ổn, biểu tình, bạo động, khủng bố ở các nước "hậu độc tài" hay dân chủ (non trẻ) như Iraq, Ai Cập, Ukraine, Thái Lan...TV phát hình ảnh quốc hội Đài Loan, Nhật Bản, đại biểu rút giầy ném vào mặt nhau, với bình luận có ý khinh bỉ lắm! Ý muốn tuyên truyền là cái giá của dân chủ nó là thế đấy, chúng mày cứ liệu hồn. Vì bọn Mỹ, bọn dân chủ can thiệp nên các nước kia mới trở nên hỗn loạn. VN đã phải gánh chịu mấy chục năm chiến tranh, đâm ra chột, nhân dân ta cứ thấy tập trung đông người là vãi đái, khéo bọn dân chủ nó sắp đến rồi, bọn Mỹ thập thò ngoài cửa rồi, hỗn loạn đến nơi rồi. Nói dậy mà không phải dậy, đấy không phải bản chất của vấn đề.

Bất ổn đến từ đâu?

Nước nào mà chả ẩn chứa bất ổn tiềm tàng. Càng nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, tập hợp bởi nhiều khu vực có nguồn gốc lịch sử khác biệt thì càng nhiều bất ổn. Trên lý thuyết, Mỹ là nước chứa nhiều bất ổn nhất, vì đa sắc tộc, tôn giáo, nguồn gốc nhất, nhưng lại là nước giải quyết tốt nhất những bất ổn đó trong khi bề ngoài vẫn tỏ ra là bất ổn (khủng bố, biểu tình...). Trung Quốc là nước tiềm tàng bất ổn thứ nhì, cũng giải quyết tương đối tốt sự bất ổn, nhưng bằng cách dùng bạo lực và nhà tù. Bắc Triều Tiên là nước nghèo bình yên nhất thế giới, vì là 1 quốc gia thuần nhất, tất cả mọi mặt xã hội đều do đảng Lao động dẫn lối đưa đường.

Nghèo bình yên

Ở các nước độc tài, hầu như mọi mâu thuẫn được xử lý bằng bạo lực, chính quyền sẽ áp đặt cách giải quyết, ai không chấp nhận thì bỏ tù. Nói cách khác, các nước độc tài là nhà tù khổng lồ, quyền tự do của mỗi người (quyền tự do ngôn luận, biểu đạt...) bị hạn chế để đổi lấy sự yên bình. Như vậy, mâu thuẫn không được giải quyết tận gốc, mà chỉ bị trói lại, kìm hãm và luôn tìm cơ hội để bung ra nếu chính quyền (cai ngục) yếu đi. Khi 1 quốc gia độc tài sụp đổ thì giống như nhà tù bị phá, cai ngục biến mất, tội phạm ùa ra và đánh nhau tiếp, để giải quyết những mâu thuẫn cũ đang tồn tại. Thời gian tù nhân đánh nhau lâu hay chóng là do họ có nhanh chóng thoả hiệp được với nhau hay không (phụ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi cá nhân hay còn gọi là dân trí) hoặc có được/bị can thiệp để hòa giải (phá hoại), hay lại bị bỏ tù kịp thời hay không. Như vậy, sự bất ổn ở các nước "hậu độc tài" có nguyên nhân sâu xa chính từ chính thể độc tài, thế lực thù địch chỉ tác động để phá vỡ nhà tù mà thôi. Có thể thấy, khi chính quyền CS Đông Âu sụp đổ thì sự bất ổn không kéo dài do dân trí cao và nên dân chủ non trẻ không bị nước ngoài phá hoại, nhưng ở Iraq, Afghanistan, Ukraine thì lại bất ổn do dân trí thấp hoặc bị láng giếng can thiệp.

Giàu bất ổn

Ngược lại, ở các nước dân chủ thì mâu thuẫn được xử lý thông qua đàm phán, thỏa thuận là chủ yếu. Quyền con người được tôn trọng hơn nên đương nhiên mẫu thuẫn được bộc lộ ra ngoài xã hội, hở ra là biểu tình, báo chí chửi nhau ỏm tỏi, nghị sỹ vác giầy phang nhau ở nghị trường, thậm chí dân được sử dụng súng. Thoạt nhìn thì thấy bất ổn, chẳng qua vì bất ổn nó lộ ra, nhưng thực ra lại bền vững vì bất ổn nào cũng được giải quyết dần bằng đàm phán.

Vì thế nên xã hội phương Tây ổn định trong cái vỏ bất ổn, là sự cân bằng động như đồng hồ quả lắc. Còn sự ổn định ở các nước độc tài giống như cái lò xo bị nén. Người ta hi vọng lò xo bị nén lâu thì sẽ hết độ đàn hồi, không bật ra được nữa, nhưng nếu lực nén không đủ thì sức bật sẽ khủng khiếp, rất nguy hiểm. Chính thể độc tài nếu nhận ra được sự nguy hiểm đó thì phải giải nén dần dần, chứ nếu nén chặt mà lệch tâm thì cũng hỏng. Nhưng với bản chất độc tài thì thường người ta có xu hướng nén chặt thêm. Áp bức bao giờ chả dễ hơn đàm phán.

Đa số các nước độc tài thì nghèo nhưng vẫn có nước độc tài mà vẫn giàu như 1 số vương quốc dầu mỏ. Các nước độc tài mà nghèo thì vẫn có cuộc sống bất ổn không phải do mâu thuẫn mà là do nghèo nàn và lạc hậu, bần cùng sinh đạo tặc, thực phẩm bẩn, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Ổn định ở đây chỉ là không có bạo động mà thôi.

Tại sao vẫn còn các thể chế độc tài? Khi nào độc tài là tốt?

Độc tài tồn tại khi dân trí quá thấp, thấp đến nỗi người dân không đủ trí tuệ để thỏa thuận với nhau, để nhận thức đúng sai, để giải quyết mâu thuẫn, buộc chính quyền phải áp đặt cách giải quyết. Khi người dân càng văn minh thì người ta càng có xu hướng muốn tự giải quyết mâu thuẫn mà không muốn chính quyền can thiệp. Độc tài tốt khi nhóm lãnh đạo là những người có trí tuệ cao hơn đa số dân, làm việc vì sự phát triển của đất nước, không vì lợi ích nhóm hay cá nhân. Như độc tài đã từng có ở Nam Triều Tiên, Đài Loan, Singapore. Ngược lại, nếu quốc gia độc tài mà không có lãnh đạo như vậy thì là bi kịch cho quốc gia đó, sẽ kéo lùi sự phát triển, đặc biệt là khi lãnh đạo lại ngu dốt hơn dân, có đường lối quản trị quốc gia sai lầm, đi ngược lại với quy luật phát triển. Nền dân chủ sẽ giảm thiểu được rủi ro đến từ lãnh đạo, vì họ có cơ chế giám sát, phản biện, đào thải, để chọn được những người giỏi nhất vào bộ máy cầm quyền.

Để dễ hình dung, hãy nhìn vào hạt nhân của mỗi quốc gia, là mỗi gia đình. Khi con cái còn quá nhỏ, chưa đủ khả năng nhận thức thì bố mẹ phải độc tài để ép con làm điều tốt, tránh điều xấu. Nhưng nếu bố mẹ hiểu biết thì sẽ nới dần sự quản lý để con cái tự lập khi chúng lớn dần, chủ động "vẽ đường cho hươu chạy". Sẽ là bi kịch nếu bố mẹ thiếu hiểu biết mà lại gia trưởng, sẽ ép con cái vào những thứ sai lầm hoặc áp đặt con cái quá lâu. Có những gia đình rất hòa thuận khi con cái dưới 18 tuổi, con ngoan trò giỏi. Nhưng khi con đi học đại học ở xa gia đình thì lập tức nghiện ngập, trộm cướp. Đấy là cái giá phải trả khi có sự chuyển tiếp đột ngột giữa độc tài và dân chủ.

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

NGHIỆP VỤ CHỐNG BIỂU TÌNH (Tóm tắt)

Nguyên nhân BT: 1 nhóm người cảm thấy 1 cấp CQ nào đó tước bỏ quyền lợi của mình thì sẽ BT đòi lại quyền lợi, nếu không đòi được thì họ sẽ phản đối CQ. BT có thể thành bạo động lật đổ CQ. Vì vậy, nếu CQ không thể trả lại quyền lợi cho nhóm người đó thì phải có biện pháp chống BT để giữ CQ.

Phát hiện mầm mống BT: Phát hiện sớm nhất là ở Phòng tiếp dân cấp Quận, Huyện trở lên. Mâu thuẫn thường bắt đầu ở cấp Phường, Xã. Nhưng CQ cấp này thường không giải quyết dẫn đến khiếu kiện ở cấp cao hơn. Khiếu kiện ở cấp Quận Huyện là do đã có mâu thuẫn với CQ Phường, Xã. Khiếu kiện ở cấp Tỉnh, T phố là do đã có mâu thuẫn với CQ cấp Quận, Huyện. Khiếu kiện ở cấp TW là do đã có mâu thuẫn ở cấp Tỉnh, T phố.

Lưu ý : Vụ Cá chết bùng phát không hề qua cấp khiếu kiện nào mà lan tỏa qua mạng XH. Nguyên nhân là do tầng lớp Trung lưu bức xúc vì không dám đi du lịch biển vào mùa hè. Việc này tác động mạnh vào tâm lý tầng lớp Trung lưu. Vốn có hiểu biết và ngày càng quý Môi trường sống, tầng lớp Trung lưu đã đồng lòng đi BT đòi quyền lợi có Môi trường sạch.

Cách tìm mầm mống BT: Cơ quan BV Chính trị của CA và QĐ phải được phép giám sát mọi hồ sơ khiếu kiện. Tuy việc giải quyết khiếu kiện là của Thanh tra và Tòa án, nhưng để bảo vệ Quyết định của CQ thì Cơ quan Bv Chính trị bắt buộc phải giám sát lực lượng khiếu kiện để tránh bùng phát BT.

Lưu ý : 1 số cuộc BT lớn hồi 199x như Sân Gôn Đông Anh, Thái Bình, Tây Nguyên... đều có lực lượng AN của QĐ và CA tham gia tổ chức. Đây là rủi ro của việc thâm nhập trinh sát quá sâu dẫn đến Đồng cảm và Tự chuyển hóa của các Trinh sát.

CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BT:

Phải bắt đầu sớm từ khi 1 vụ việc được Khiếu kiện lần thứ 2. Cấp CQ Phường, Xã cùng các đòa thể khu dân cư phải vận động Đối tượng (ĐT) ngừng khiếu kiện, đồng thời giám sát và gây sức ép về mọi mặt cuộc sống của ĐT, làm cho ĐT mệt mỏi về tinh thần.

Khi BT vẫn xảy ra, tức là các biện phát Vận động và Gây sức ép không có hiệu quả. Lúc này, các lực lượng (LL) Bv Chính trị phải trực tiếp đối phó. Bắt buộc phải Quay phim mọi cuộc BT, quay rõ mặt từng người đi BT (việc quay phim rất dễ vì đa số ĐT tưởng người quay phim là nhà báo nên thường tạo đk cho quay phim được thuận lợi).

Đa số ĐT chỉ tham gia BT 1 lần rồi mệt mỏi, chán nản. Nhưng ĐT biểu tình lần thứ 2 là ĐT có tinh thần mạnh. Cần phải tìm hiểu rõ về thân nhân và công việc của các ĐT này. Cần giám sát số đt, email, tài khỏn ngân hàng, các giao dịch tài chính, các mối quan hệ ... để thu thập chứng cứ phạm phám nhằm khởi tố khi cần thiết.

CÁC KỸ THUẬT GIẢI TÁN ĐÁM ĐÔNG (GTDD).

Để tránh phản ứng của Công luận Quốc tế nên LL GTDD bắt buộc phải áp dụng nguyên tắc Cải trang. LL mặc sắc phục chỉ dùng để thị uy hoặc hành động khi chắc chắn không bị quay phim chụp ảnh.

LL chủ công gồm CSHS, CSCĐ, Bộ đội Đặc công. Học viên các trường hoặc lính nghĩa vụ chưa có kinh nghiệm chỉ làm nhiệm vụ mặc sắc phục đứng hỗ trợ, thị uy và làm hàng rào ngăn chặn.

Điều tra lý lịch LL chủ công : đảm bảo không có quan hệ cá nhân với 1 trong số các ĐT. Nếu huy động LL lớn thì phải chọn LL có Quê quán và Hộ khẩu không trùng hợp với Tỉnh của các ĐT. (Phá BT ở HCMC vừa rồi thì bọn nói giọng Bắc là hung hăng nhất)

Trang bị : 100% phải có khẩu trang và mũ che mặt để tránh nhận dạng. Nếu phối hợp nhiều LL thì cần có ám hiệu thống nhất để nhận biết (thường dùng băng vải có màu thống nhất buộc chặt vào tay hoặc cổ áo, bảo đảm không bị tuột ra lúc xô xát).

HÀNH ĐỘNH GTĐĐ:

Bắt giữ : áp dụng với số ĐT 1 hoặc 2 người, nếu ĐT đông hơn thì phải Chia Cắt ra rồi mới Bắt. LL bắt giữ bảo đảm 3 người bắt 1 ĐT ( 1 người giữ tay ĐT, 1 người vừa kẹp cổ vừ giữ tay, 1 người hỗ trợ vật ngã khiêng đi khi cần thiết).

Bắt nhanh: từ phía sau, quàng tay vào cổ ĐT rồi kéo ĐT nằm ngửa lên lưng mình rồi cõng chạy đến chỗ có người hỗ trợ.

Bắt kín : với ĐT gầy yếu, đứng sát cạnh ĐT, dùng 2 tay bóp mạnh vào cạnh bụng ĐT rồi dắt đi như 2 người thân quen ôm nhau cùng đi, thêm 1 người hỗ trợ khóac vai và tóm tay ĐT dắt đi.

Với người Nước ngoài : Bố trí 5 bắt 1: 1 người tước máy ảnh, 4 người tóm chân tay khiêng đi, hạn chế giằng co, tránh để lại thương tích trên cơ thể

LL ÁP GIẢI: Cũng bắt buộc phải Cải trang. Phương tiện áp giải không được phép mang dấu hiệu của CA, QĐ hoặc CQ.

Với nhóm ĐT vài chục người thì phải Chia Cắt nhiều lần rồi mới bắt nhóm hăng hái nhất.

Với nhóm ĐT vài trăm người thì Chia cắt xong thì bắt nhóm hăng hái nhất và tấn công các nhóm còn lại gây hoảng sợ về tinh thần.

Với nhóm ĐT hàng nghìn người thì chia cắt và tấn công nhóm hăng hái nhất, làm cho các nhóm còn lại hoảng sợ.

Với nhóm nhiều nghìn người tập trung 1 chỗ thì cùng hơi cay và vòi phun chữa cháy phun vào cho đám đông tan rã. Sau đó LL bắt giữ khoác áo choàng trắng, đeo mặt nạ phòng độc, đi xe cứu thương tiến vào bắt giữ.

Với khu vực bị người BT phong tỏa kín, LL tấn công nên dùng xe cứu thương và chữa cháy để tiến vào hiện trường.

............

Còn rất nhiều chi tiết của Giáo trình Nghiệp vụ không thể trình bày.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

TRƯỜNG SA 1988: VÌ SAO LIÊN XÔ THỜI GORBACHEV IM LẶNG KHI VN BỊ CƯỚP MẤT ĐẢO?

Khi Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma- Trường Sa năm 1988, chính quyền Gorbachev đã dội vào Việt Nam một gáo nước lạnh. Họ đã đánh mất đi tất cả những gì mà các thế hệ lãnh đạo Liên Xô tiền nhiệm đã từng tạo dựng được ở Việt Nam.

Dù đã kí với nhau Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện năm 1978, nhưng 10 năm sau, khi quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, tại sao Liên Xô không có động tĩnh?

Không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước khác, đặc biệt là ở Nga, cho đến gần đây người ta vẫn đặt câu hỏi tại sao Liên Xô lại có thái độ im lặng trước việc Trung Quốc tấn công xâm chiếm các đảo của Việt Nam tháng 3/1988, dù Việt-Xô đã ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện năm 1978.

Người ta còn nhắc đến điều 6 của Bản Hiệp ước, nêu rõ "trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công hoặc bị đe doạ tấn công, thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực, để bảo đảm hoà bình và an ninh của hai nước".

Tháng 2/1979, khi Việt Nam bị Trung Quốc tấn công biên giới, trên tinh thần Hiệp ước, Liên Xô đã khẩn trương cử đoàn cố vấn quân sự cấp cao sang Việt Nam và có những động thái hết sức khẩn trương, kịp thời, hiệu quả để giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam.

Vậy nhưng 9 năm sau, khi Việt Nam bị Trung Quốc tấn công cướp đảo, Liên Xô lại hầu như không có động tĩnh gì. Đâu là lý do đích thực?

Sự lý giải của các chuyên gia quân sự, các nhà khoa học lịch sử uy tín của Nga sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về điều này.

Ý kiến của các chuyên gia được đưa ra tại cuộc Bàn tròn trực tuyến do báo Gazeta.ru tổ chức ngày 14/3/2014, đúng dịp kỷ niệm 26 năm Trung Quốc tấn công xâm chiếm các đảo của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.

Thay đổi đường lối ngoại giao

Trong bản tham luận tại Hội thảo “Vai trò của Liên Xô trong các cuộc xung đột tại Việt Nam cuối thập niên 70, 80 thế kỷ XX” tổ chức ngày 11/3/2014 (đã đăng trên tạp chí "Những trang lịch sử"), GS.TS.Vladimir Kolotov, nhà Việt Nam học từ Trường Đại học tổng hợp quốc gia Saint Petersburg đã dẫn ý kiến của GS.V.I.Dashichev, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Liên Xô.

Trong một bài phân tích đề ngày 1/1/1987 gửi Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao A.Gromyko, trước đó là Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô, V.I.Dashichev - khi đó là Chủ tịch Ủy ban cố vấn khoa học của Bộ ngoại giao Liên Xô - đã nhận định việc ủng hộ Việt Nam sẽ khiến Liên Xô "không chỉ khó khăn trong quan hệ với phương Tây, mà còn chồng chất trở ngại trong việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc".

Những phân tích gửi Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao A.Gromyko này đã được thực hiện chỉ 1 năm trước khi xảy ra vụ Gạc Ma.

TS.V.Kolotov nhận định: Rõ ràng là, các vấn đề của Việt Nam không hề nằm trong các ưu tiên đường lối đối ngoại của lãnh đạo Liên Xô, cũng như Bộ Ngoại giao Liên Xô trong những năm đó (dưới thời kỳ lãnh đạo của M.Gorbachev).

Các chuyên gia nói gì?

TS.Vladimir Mazyrin, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (Viện hàn lâm khoa học Nga) đánh giá về sự kiện 14/3/1988:

“Năm 1988, tôi làm việc tại Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội. Và chúng tôi nhận thấy sự kiện này quá bất ngờ và khó hiểu.

Tôi nhớ năm 1988, hai Đảng cộng sản của Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu quá trình đàm phán nhằm bình thường hóa quan hệ.

Khác với năm 1979, khi đó hai nước có những mối quan tâm khá tương đồng. Vậy mà Trung Quốc, với ưu thế quân sự vượt trội, lại cho phép mình có hành động chống Việt Nam như thế.

Cần phải thấy rõ là Liên Xô trong thời điểm đó, dưới sự lãnh đạo của Gorbachev, không muốn có những hành động chống lại Trung Quốc, cũng như Mỹ”.

TS.Mazyrin cho biết thêm:

“Gần đây, CIA công bố một báo cáo về sự kiện này. Báo cáo có nhắc đến chi tiết đại sứ Việt Nam tại Liên Xô khi đó đã đến gặp Igor Rogachev, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô và đề nghị Việt Nam và Liên Xô sẽ cùng phối hợp lên án Trung Quốc đã chiếm trái phép các đảo.

Rogachev đã nói ngay, sẽ không có tuyên bố chung nào như vậy”.

Còn TS.Dmitry Mosyakov, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại dương của Viện Đông phương học (Viện hàn lâm khoa học Nga) thì phân tích rõ hơn:

“Nếu như năm 1979 (chiến tranh biên giới-PV), Liên Xô có vai trò lớn thì năm 1988, lại ngược lại.

Trước đây, chúng ta vẫn nói là đường lối đối ngoại của Liên Xô khá đơn giản, phân biệt khá rõ giữa “kẻ lạ”, “người tốt”, “kẻ xấu”.

Nhưng khi (Liên Xô) bắt đầu thay đổi đường lối, bắt đầu “đổi mới tư duy chính trị”, bắt đầu xem xét các yêu cầu của Trung Quốc để bình thường hóa quan hệ (như vấn đề Campuchia, Afghanistan), bắt đầu chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, thì chính sách đối ngoại bắt đầu suy yếu.

Rõ ràng là tàu Trung Quốc gây hấn, các bạn Việt Nam yêu cầu chúng ta giúp đỡ (tôi nhớ là đã có Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện), và các tàu Trung Quốc đã đánh chìm tàu Việt Nam. Tình hình ở ngoài đó là rất nghiêm trọng.

Các bạn Việt Nam đã mong chờ vào sự ủng hộ của lãnh đạo Liên Xô. Nhưng, lãnh đạo Liên Xô khi đó, rõ ràng là đã có những tính toán khác, họ có những suy nghĩ hoàn toàn khác để không ảnh hưởng đến việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Họ đã đánh mất đi tất cả những gì mà đã từng tạo dựng được ở Việt Nam. Kết cục là, đường lối đối ngoại mới của lãnh đạo Liên Xô đã đóng một vai trò hết sức tiêu cực”.

Chuyên gia Grigory Lokshin, PTS lịch sử đến từ Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN nói rõ thêm về quan điểm của lãnh đạo Liên Xô thời đó:

“Năm 1988, như giáo sư Mosyakov nói, Liên Xô hầu như không làm gì. Đó là thời điểm Moskva và Bắc Kinh bắt đầu đàm phán.

Và (trong giới lãnh đạo Liên Xô) không ai có thể hình dung rằng, chỉ vì vài hòn đảo nào đó ở quần đảo Trường Sa lại có thể làm trở ngại đến cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Chúng ta có 7.000 km đường biên với Trung Quốc. Liên Xô cũng có những lợi ích riêng của mình, mỗi đất nước phải ưu tiên đến quyền lợi riêng, an ninh của mình”.

Cũng chuyên gia này, trong một tham luận có tên “Quần đảo Trường Sa hôm qua và hôm nay” công bố năm 2014 trên tạp chí “Những trang lịch sử”, cũng chỉ rõ Trung Quốc lựa chọn kỹ thời điểm tấn công các đảo của Việt Nam.

Đó là vào mùa xuân 1988, khi mà dư luận thế giới đang tập trung vào tình hình Campuchia, trước khi các nước ASEAN lắng dịu lại quan hệ với Việt Nam trong vấn đề Campuchia.

Cựu phóng viên báo “Tin tức” thường trú ở Việt Nam năm 1988, Boris Vinogradov cũng lý giải sự im lặng của Liên Xô trước sự kiện Gạc Ma: “Khi đó, tôi cũng có viết một bài về cuộc đụng độ vũ trang giữa Trung Quốc và Việt Nam tháng 3/1988 ở Trường Sa.

Bài báo được đăng. Nhưng trên báo chí Xô viết thời đó, chủ đề này thiếu hụt các bài phân tích sâu và gây được chú ý.

Giải thích điều này cũng dễ: khi đó Moskva và Bắc Kinh đang thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn. Moskva làm như không nhận thấy những gì đang xảy ra ở Trường Sa và coi đó là công việc nội bộ của Việt Nam và Trung Quốc”.


Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Đôi nét về Thụy Sĩ

(Xin kích chuột vào pic để xem pic lớn).

Tiếp tục trào lưu ăn chơi sa đọa đú đởn, B-) theo yêu cầu của mệ Hà Ninh, mụ Tường dẫn hai mệ con tham quan Zurich, Thụy Sĩ .. đất nước tư bản đang giãy chết .. :* :v


Chúng nó quá nghèo :’( đi xe đạp hộc máu lun .. B-)


Thủ phạm gây nên tình trạng giá dầu tụt dốc thê thảm hẳn là con Thụy Sĩ B-) ..


Là quốc gia trung lập, Zurich không bị ảnh hưởng chiến tranh thế giới II nên kéo theo lượng người từ các quốc gia khác đến đây sinh sống. Sự đa dạng về văn hóa có thể nhìn thấy : mỗi công dân Thụy Sỹ nói một cách trôi chảy ít nhất 5 ngôn ngữ : Đức, Pháp, Ý, Anh và tiếng La Tinh cổ, trong đó các ngôn ngữ Đức, Pháp và Ý là ngôn ngữ chính của quốc gia.

Bọn này sắp bị loài người tiến bộ Việt Nam, Triều Tiên qua mặt rồi .. :v


Người ta gọi Zurich là “thành phố buồn ngủ” bởi dân số trong vùng nội ô Zurich chỉ khoảng 380.000 người và quá yên bình. Ít ai biết rằng Zurich là một thành phố rất đa dạng về văn hóa và dòng chảy tiền tệ của các ngân hàng cứ âm thầm hoạt động.


Các ngân hàng của Thụy Sỹ quá nổi tiếng trên thế giới về độ an toàn, kín tiếng và hầu hết đặt tổng hành dinh tại Zurich. Zurich còn có cái tên khác “thành phố của các ngân hàng” bởi nó là thành phố kinh tế lớn nhất Thụy Sỹ.


Nhà thờ chính của thành phố là nhà thờ Thánh Peter. Trong năm 1538 một đồng hồ đã được gắn vào tháp chuông trong nhà thờ. Với đường kính mặt đồng hồ là 8,7 mét và kim phút 3,95 mét, đó là mặt đồng hồ lớn nhất ở châu Âu. Lưu ý rằng đường kính của đồng hồ Big Ben nổi tiếng là chỉ 7 mét.


Lâu đời nhất Zürich là Giáo Hội Fraumünster - một cựu tu viện cho phụ nữ quý tộc. Các tu viện được đặt dưới sự bảo trợ của vua và được trợ cấp kinh phí hoạt động và kéo dài cho đến thế kỷ thứ 13.


Cả lũ Tây lông đổ ra hồ Zurich hít thở không khí :v trên những đồi cao bên mặt hồ là những biệt thự tuyệt đẹp của những bọn tư bản bóc lột giàu có. 

Theo các tạp chí kinh tế lớn, nếu xếp hạng theo tiêu chí chất lượng cuộc sống, Zurich luôn nằm trong top 3. Nếu xếp mức độ đáng sống, Zurich nằm trong top 15.

Còn lâu lắm Zurich mới đạt tầm cỡ Việt Nam .. B-)


Ngôi nhà số 14 đường Spiegelgasse, nơi Lenin đã từng sống tại đây vào năm 1916 trước khi trở về Nga để lãnh đạo cuộc cách mạng. Ngôi nhà số 54 ở đường Seefeldstrasse, cũng là nơi của nhà văn Do Thái nổi tiếng James Joyce đã sống tại đây vào năm 1916 để viết cuốn tiểu thuyết Ulysses.

Lê Nin mà ở lại Thụy Sĩ lun là bây zờ Thụy Sĩ ngon như Liên Xô dzồi ý nhỉ .. B-) (Y)


Sau thế chiến thứ II, năm 1946, thủ tướng Anh Winston Churchill đã đến và phát biểu khen ngợi thành phố Zurich – Thụy Sỹ : “Một Châu Âu hồi sinh”. và được khắc trên các cột đá tại nhà thờ Grossmünster .
..


Diện tích bề mặt của hồ là 88 km vuông ở độ cao 409 mét do dòng sông Limmat chảy ngang qua thành phố từ phía bắc hồ Zurich, do tuyết tan từ trên núi đổ vào dòng sông .


Nguồn, fb Bách Tường.













Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Sự khác biệt giữa người Việt Nam và người Mỹ

Mới đây, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã đăng trên trang cá nhân của mình một số nhận xét về sự khác biệt giữa người Việt Nam và người Mỹ.

Ông Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: “Sau mấy lần đi Mỹ, một buổi chiều nhàn rỗi, chẳng biết làm gì, tôi ngồi và thử so sánh vui một vài điểm giữa người Mỹ và người Việt.

Không phải so sánh nào cũng đúng và cũng không có mục đích gì. Dù thế nào cũng xin những người đọc bài này (cả người Mỹ và người Việt) đừng “tự ái”.

Xin trích đăng bài viết này:

- Người Mỹ giàu nhưng ít tiền mặt, người Việt nghèo nhưng lắm tiền mặt.
- Người Mỹ yêu chó, người Việt yêu thịt chó.
- Người Mỹ làm chuồng cho chim về ở, người Việt làm bẫy để bắt chim.
- Khi gặp nhau người Mỹ hỏi có khỏe không, người Việt hỏi làm ăn thế nào.
- Người Mỹ vay tiền ngân hàng để mua nhà, người Việt vay tiền bạn bè để xây nhà.
- Người Mỹ thăm nhau tặng hoa, người Việt thăm nhau tặng phong bì.
- Người Mỹ xem hồ sơ của người xin việc để quyết định nhận hay không, còn người Việt thì xem hồ sơ của bố người xin việc hoặc xem phong bì không đựng hồ sơ.
- Người Mỹ xin việc thì đến công sở gặp giám đốc, người Việt xin việc thì đến nhà riêng giám đốc.
- Thư ký của giám đốc người Mỹ thì mang hồ sơ, thư ký của giám đốc người Việt thì mang son phấn.
- Người Mỹ ăn ức gà còn người Việt thích đùi gà.
- Nhà hàng Mỹ giới hạn khách uống rượu, nhà hàng Việt rủ rê khách uống rượu.
- Buổi trưa người Việt ngủ, người Mỹ đọc sách.
- Người Mỹ ăn sáng xong thì đến công sở làm việc, người Việt đến công sở và sau đó đi ăn sáng, cà phê và tán gẫu.
- Người Mỹ va chạm nhau trên đường thì xin lỗi nhau, người Việt va chạm nhau thì gây gổ nhau.
- Người Mỹ vừa uống cà phê vừa đọc sách, người Việt vừa uống cà phê vừa nhắn tin.
- Người Mỹ thấy đèn đỏ thì tìm cách dừng lại, người Việt thấy đèn đỏ thì tìm cách vượt qua.
- Người Mỹ rủ nhau đi ăn thì chia nhau trả tiền, người Việt ai rủ thì người đó chi.
- Bố mẹ người Việt đến thăm con thì ngủ trên giường, bố mẹ người Mỹ đến thăm con thì ngủ trên ghế (nếu không có đủ giường)
- Người Mỹ dùng điện thoại di động để nói : tôi đang ở chỗ nào, người Việt dùng điện thoại di động để giấu nơi mình đang ở.
- Người Mỹ dùng nhà nghỉ (motel) để nghỉ đêm giữa chuyến đi dài, người Việt dùng nhà nghỉ để nghỉ trưa giữa hai buổi làm việc.
- Ở Mỹ, Sếp đến thăm nhân viên khi nhân viên đau ốm, ở Việt Nam, nhân viên đến thăm Sếp khi Sếp được thăng chức.
- Người Mỹ lên Sếp thì gầy, người Việt lên Sếp thì béo.
- Người Mỹ chặt một cây thì trồng ba cây, người Việt chặt ba cây thì trồng một cây.
- Người Mỹ im lặng để nghe người khác nói, người Việt bắt người khác im lặng để nghe mình nói
- Ở Mỹ, người đi tìm thùng rác, ở Việt Nam, thùng rác đi tìm người
- Người Mỹ ăn rất nhiều ở bữa tối, người Việt lại uống rất nhiều .
- Người Mỹ uống một chai rượu chỉ trong một bữa, người Việt lai rai chai rượu cả ngày.
- Người Việt thích bố mẹ già ở nhà mình, người Mỹ thích bố mẹ già ở nhà dưỡng lão.
- Người Mỹ trồng cỏ trong vườn, người Việt thì nhổ.
- Các ông chồng Mỹ cho vợ vay tiền, các ông chồng Việt Nam nộp tiền cho vợ.
- Người Mỹ thích cụ thể, người Việt thích chung chung.
- Ở Việt Nam dân nịnh lãnh đạo, ở Mỹ lãnh đạo nịnh dân.
- Người Mỹ tìm cách được nghỉ hưu, người Việt đến tuổi hưu tìm cách ở lại.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều