Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Việt Nam đi ngược lại với thế giới văn minh?

Trưa nay, inbox với 1 người bạn, người đó đã giúp mình có thêm 1 ý.

Đó là ở Mỹ và phương Tây, các tác phẩm của Marx, Engels, Lenin, Stalin… v.v… nói riêng và của người cộng sản nói chung, đều là những thứ nguy hiểm nhất đối với tư bản. Nhưng, thay vì cấm lưu hành những tác phẩm đó, tư bản vẫn cho in và bày bán công khai. Chứng cứ rõ ràng nhất, khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, Tư bản luận của Marx đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất.

Chứng tỏ Mỹ và châu Âu rất tự do ngôn luận, không cấm người ta viết sách hay phát biểu, kể cả những thứ có nội dung chống lại mình.

Mỹ và châu Âu đều là các quốc gia văn minh hàng đầu, điều này không thể chối cãi.

Như vậy, việc Việt Nam bắt Bọ Lập nói riêng và những người khác nói chung vì họ viết, phát ngôn hay dẫn những bài viết chống chế độ, phải chăng là đã đi ngược lại với thế giới văn minh?

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

3 trường hợp tư bản - cộng sản điển hình

Ông trời cũng khéo sắp đặt, 3 trường hợp tư bản - cộng sản điển hình:

1. Đông - Tây Đức, cả 2 miền đã thống nhất dưới quyền lãnh đạo của bọn tư bản, đế quốc, bù nhìn, tay sai, và cả 2 miền phát triển ầm ầm.

2. Bắc - Nam Hàn, chưa thống nhất. Bắc dưới quyền lãnh đạo của Đảng quang vinh, lấy học thuyết Mác Lê-nin, tư tưởng Kim Nhật Thành làm kim chỉ nam phát triển ì ạch. Nam dưới quyền lãnh đạo của bọn tư bản, đế quốc, ngụy quyền, bù nhìn, tay sai phát triển ầm ầm.

3. Bắc - Nam Việt, cả 2 miền đã thống nhất dưới quyền lãnh đạo của Đảng quang vinh, lấy học thuyết Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam phát triển ì ạch.

Câu hỏi ở đây là, có phải Việt Nam đã rơi vào trường hợp tệ nhất?

Scheele Truong.

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Xưa giờ, bên Hàn Quốc có những bài báo này, như Việt Nam mình không?



Các bạn kích chuột vào ảnh để xem kích cỡ gốc.

Lời bàn. Thực tế đã chứng tỏ, trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, nếu không có Mỹ và đồng minh của Mỹ đổ quân, thì nam Triều Tiên đã bị bắc Triều Tiên làm cỏ từ lâu.

Và thực tế tiếp theo cũng chứng tỏ, cho dù tố chất cùng nỗ lực bản thân vẫn là quan trọng nhất, nhưng nếu không có sự đổ vốn và công nghệ của Mỹ và Nhật, thì nam Triều Tiên không thể trở nên được như bây giờ.

Có điều mình chưa rõ, bên nam Triều Tiên xưa giờ có những bài báo đại loại là "Yêu Mỹ tức là yêu tổ quốc", "Đời đời nhớ ơn trời bể của Mỹ, hết lòng tin tưởng vào Mỹ vĩ đại"... v.v... như Việt Nam mình không?

(An Quốc Trần) nên hỏi thêm: trong quốc hội Hàn có hình TT Mỹ ko, quốc hội đảng thời đó hình Lenin Stalin Mao đầy

Thời kỳ quá độ?

Hỏi: - Vì sao các nấc phát triển trước của XH loài người lại không có thời kỳ quá độ?

Trả lời: - À, vì họ thành công, nên không có thời kỳ đó. Còn những kẻ thất bại thì đi bịa ra thời kỳ đó, nhằm lấp đi cái sự thất bại của mình ấy mà. :D

Phần tranh luận trên fb có nội dung tốt và khác với topic đã được bổ xung dưới đây:

(Elbi Bao Le) Qúa độ là Chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng đang ở giai đoạn trung gian: thời kì quá độ , giai đoạn quá độ , tổ chức quá độ. 2 pht.

(Nguyễn Tuấn Hải) Nếu chỉ định nghĩa đơn thuần thế thì chả cần Mác cũng thấy là chuyển từ chế độ XH này sang chế độ XH khác đều có quá trình chuyển tiếp. Đọc chi tiết về nguồn gốc dẫn đến cách mạng tư sản ở châu Âu là sẽ thấy nó chuyển tiếp như thế nào, còn về quá trình chuyển tiếp từ chiếm hữu nô lệ sang phong kiến cũng có nhưng ít tài liệu hơn

(Kurt Donald Nguyên) Vòng luẩn quẩn=>Thằng nhà nghèo=>Đánh trả thằng nhà giàu=>Thằng nhà nghèo lên nắm quyền=>Biến thành nhà giàu=>Lại làm thằng nhà giàu và bóc lột 1 thằng nhà nghèo

(Kakarotto) Nguyễn Tuấn Hải Ừ, cậu đúng 1 nửa, và mình cũng nghĩ cần phải sửa sai điểm đó.

Nửa còn lại, nếu nói Mỹ, Nhật, Anh, Pháp đang "quá độ", dù rất khó nghe, vẫn còn tạm chấp nhận. Chứ VN xây CNTB còn chưa đâu vào đâu, so với bọn kia thì 1 trời 1 vực, lại đi nói bản thân đang quá độ, khác nào hơn cả Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, tức đang tiệm cận XHCN rồi, thì là sặc mùi lừa đảo, và không thể ngửi được. :))

(Nguyễn Tuấn Hải) Ah mình ko bàn chuyện vn thế nào, chỉ góp ý về "quá độ" thôi  bởi vì chỉ khi nào có chế độ mới thực sự hình thành và tư bản tiêu vong thì ta mới lại biết đc đâu mới là minh chứng tiêu biểu cho sự quá độ

(Kakarotto) Theo những gì được học, muốn chứng tỏ nó tiêu vong, thì phải chứng tỏ được nó bóc lột. Có chứng tỏ được nó bóc lột mới chứng tỏ được mâu thuẫn giữa kẻ bóc lột và kẻ bị bóc lột là có thật. Do có thật nên mâu thuẫn mới dần tích tụ, đủ lượng sẽ thay đổi về chất, và mới mong có XH mới, bằng cách này hay cách khác (tự chuyển đổi hoặc dùng bạo lực khiến nó chuyển đổi... v.v...) được.

Nhưng bài toán sản xuất giá trị thặng dư của Marx mà cậu và mình được học, mình chém nhiều lần lắm rồi mà đến giờ này vẫn không 1 ai chỉ ra được tư bản nó bóc lột công nhân ở chỗ nào.

Ngược lại, trong bài toán đó, mình thấy mọi thứ rất công bằng.

Từ đó mà suy, phương thức sản xuất TBCN không bóc lột. Thời kỳ sơ khai, man rợ tuy có bóc lột thật, nhưng là người làm sai, chứ khi nghiên cứu nghiêm túc về nó, thấy bản chất của nó thì không có sai.

Ý cậu thế nào?

(Phạm Văn Nam) Theo em thì Việt Nam đang quá độ cũng có lý. Quá độ từ phong kiến sang tư bản sơ khai

(Kakarotto) Phạm Văn Nam 1 ý kiến tuyệt vời, :X cảm ơn em! :))

(Phạm Văn Nam) Chuẩn cmn luôn ý chứ. Về kinh tế mang một chút màu sắc tư bản ( 1 chút thôi vì kinh tế nhà nước vẫn là chủ đạo) còn về chính trị tuy ko cha truyền con nối nhưng lãnh đạo toàn cocc. Chế độ Đảng chủ thì khác đếck gì quân chủ đứa nào động vào đẻng xem ( khi quân phạm thượng đấy)

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Bọn đại tư bản xấu đến mức độ nào?

Lê Đức Minh

Trong thế giới tư bản, bọn xấu xa nhất là bọn đại tư bản. Theo đảng cộng sản phân tích thì bọn này chỉ biết bóc lột và bóc lột tận xương tủy của người dân và sống phè phỡn trụy lạc trên sự nghèo đói của người dân phải bán sức lao động.

Cũng theo phân tích đó thì chính phủ các nước tư bản chỉ là tay sai của bọn đại tư bản và các chính phủ này chỉ ban hành luật lệ tạo điều kiện dễ dàng cho bọn đại tư bản tha hồ bóc lột người lao động.

Lấy ví dụ: Công ty Samsung của Nam Hàn có doanh thu trong năm qua hơn 200 tỷ, tức là hơn thu nhập của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam lẫn tiền do Việt Kiều gửi về trong một năm. Bọn Samsung này bóc lột người Nam Hàn đến mức độ họ chết đói hết cho nên bắt đầu qua Việt Nam để bóc lột công nhân Việt Nam.

Xin lỗi! Samsung phải trả lương cho công nhân Nam Hàn quá cao theo luật lao động của Nam Hàn cho nên họ phải chuyển sang Trung Quốc và Việt Nam dùng công nhân các quốc gia này để giảm bớt chi phí sản xuất. Nói một cách khách quan: Samsung đã tạo ra không biết bao nhiêu công ăn việc làm cho người lao động ở cả Nam Hàn, Trung Quốc , Việt Nam và các nước khác. Tùy theo luật của mỗi nước, có nước họ trả cao, có nước họ trả thấp nhưng họ chấp hành đúng luật pháp của các quốc gia mà họ thuê công nhân. Samsung bóc lột ai?

Đúng ra bọn tư bản là bọn tạo ra công ăn việc làm. Bọn tư bản với nguồn vốn tài chính của họ đã hổ trợ các chính phủ rất nhiều trong các dự án đầu tư phát triển xây dựng mà chính phủ không có vốn. Và trên hết là họ tạo ra công ăn việc làm, tạo ra sự thịnh vượng, tạo ra mức sống cao và cao hơn.

Lời bàn của LNO: Còn vài câu nữa, cũng của Lê Đức Minh nhận xét về ĐCS, nhưng vì có phần cực đoan và sai lệch nên mình bỏ.

Ở đây mình muốn gõ thêm vài dòng:

Nói cho đúng, ĐCSVN mang ơn bọn đại tư bản này chẳng hết, vì nếu không có bọn này đổ tiền, VN vẫn mãi lẹt đẹt, trong khi thế giới phát triển ầm ầm, thì địa vị của ĐCS sau vài chục năm, tất yếu phải lung lay.

Để đảm bảo địa vị và quyền lực, thì 1 trong những chủ trương lớn nhất của ĐCS là nhồi thuyết Mác Lê cho người dân, đúng bài tế sống người khác để tự tôn mình lên. Thế nên hầu hết sinh viên ra trường, thậm chí đã đi làm nhiều năm, vẫn nghĩ tư bản hệt như những gì đã được dạy, mà những gì được dạy còn là tư bản thời Mác, cái thời đã trở nên xa lắc so với bây giờ.

Giữa 2 thái cực tư bản và cộng sản, khi sinh viên nghĩ tư bản là xấu xa, tự nhiên họ sẽ có cảm tình hơn với cộng sản. Đơn giản vậy thôi.

Nhìn Lê Quang Trung - Trí Thức Cộng Sản, là 1 đệ tử của Mác Lê, ra trường đi làm cho tư bản nhưng lại tối ngày chửi tư bản, thật mình thấy thất vọng cho 1 bộ phận lớn các thế hệ sinh viên xưa giờ vậy.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo?

Chuyện kể rằng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp chuyển từ “Đánh nhanh thắng nhanh” thành “Đánh chắc tiến chắc” nên pháo đã kéo vào phải kéo trở ra. Khi Tô Vĩnh Diện và đồng đội đang kéo pháo ra, dây tời bị đứt, pháo trôi ngược xuống dốc. Tô Vĩnh Diện đã dũng cảm lao vào, lấy thân mình chèn bánh pháo. Do vậy đồng đội kịp cứu được khẩu pháo, nhưng không cứu được Tô Vĩnh Diện.

1 chút tư duy thôi, dễ thấy điều này là vô lý, không thể xảy ra được. Bởi vì khẩu pháo gồm nhiều người kéo nên bản thân nó rất nặng, lại trôi ngược xuống dốc thì ngay cả gỗ đá kịp quăng vào bánh pháo cũng chưa chắc đã cản nổi. Trong khi cơ thể con người rất mềm, sẽ dễ dàng bị bánh pháo đè bẹp, và khẩu pháo dễ dàng lăn qua, trôi tiếp xuống dốc, tức sự hi sinh như đã mô tả của Tô Vĩnh Diện là vô ích, và dại dột.

Như vậy chỉ còn 2 khả năng. 1 là, Tô Vĩnh Diện, bằng 1 cách nào đó đã cứu được khẩu pháo và hi sinh. 2 là, Tô Vĩnh Diện chạy không kịp, nên bị pháo chèn qua, và hi sinh.

Dù khả năng nào đi nữa, vẫn không phải Tô Vĩnh Diện chèn pháo, mà là pháo chèn Tô Vĩnh Diện. Nói Tô Vĩnh Diện chèn pháo là nói ngược.

Link wiki và 1 số link khác nữa cho đáp án khả năng 1.


http://infonet.vn/anh-hung-to-vinh-dien-trong-hoi-uc-nguoi-trung-doi-truong-post128489.info

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Chốt lại vụ Hồ Chí Minh và Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới

Hồ Chí Minh không là Danh nhân văn hóa thế giới, vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, câu chữ của UNESCO dành cho HCM, nguyên văn là:

“Vietnamese hero of national liberation and great man of culture” (Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa).

Còn câu chữ của UNESCO dành cho Nguyễn Trãi là

a Great Poet and Great Man of Culture of the world (nhà thơ lớn và danh nhân văn hóa thế giới).

Thứ 2, có những lập luận, đại ý là “UNESCO là 1 tổ chức tầm cỡ thế giới, đã công nhận ai là danh nhân văn hóa, tức đều ở tầm thế giới. Chứ ở tầm Việt Nam thì Việt Nam cũng tự công nhận được, cần UNESCO làm gì”, thì câu trả lời là: Ở trên, ngoài “danh nhân văn hóa” ra, còn có “anh hùng giải phóng dân tộc” nữa. Nếu “danh nhân văn hóa thế giới”, thì “anh hùng giải phóng dân tộc” cũng sẽ không giới hạn ở Việt Nam, mà sẽ trở thành “anh hùng giải phóng thế giới”, và điều này, rõ ràng là vô lý.

Thứ 3, toàn văn bản dịch (từ bản tiếng Pháp) của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam về nghị quyết  của UNESCO cũng đã khẳng định như vậy:  “Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.


Thứ 4, những năm gần đây, ở Việt Nam, mỗi khi đến 19/5, trên chương trình ti vi, báo đài, những tư liệu cũ, khi được đọc lại, còn có thể gọi HCM là danh nhân văn hóa thế giới. Chứ những tư liệu mới bây giờ thì không gọi như vậy nữa.



Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Vài thắc mắc về Hồ Chí Minh và Nhật Ký Trong Tù

Thứ nhất, 14 tháng bị Tưởng Giới Thạch giam cầm, ngoài phần lớn thời gian lưu tâm việc lớn nước nhà, có thể có thêm những thời gian tìm cách vượt ngục. Cũng cần phải kể 30 lần chuyển nhà tù, mỗi lần chuyển, bình quân cũng trên dưới nửa ngày, cùng với những rắc rối thường nhật phát sinh. Trong khi nghệ thuật rất cần thời gian và cảm xúc, không thể gò câu đẽo chữ, không thể cứ muốn là được. Vậy mà Hồ Chí Minh vẫn có những khoảnh khắc dành cho nghệ thuật với hơn 133 bài thơ chữ Hán ư? 133/14 = 9,5 bài/ tháng, tức bình quân cứ khoảng 3 ngày lại có 1 bài ư?

1 nhà thơ chữ Hán tầm cỡ, Đỗ Phủ chẳng hạn, không vướng bận gì, với 14 tháng chuyên ăn, ngủ và làm thơ thôi, cũng không dễ để có được số lượng như thế.

Thứ hai, Trước và sau khi ở tù, tức hầu hết cuộc đời HCM, theo như đồn đại, cụ sáng tác được 86 bài thơ tiếng Việt, 36 bài thơ tiếng Hán, tổng cộng 122 bài.

Thế nhưng, chỉ với 14 tháng trong tù đã có 133 bài, mà lại chỉ toàn tiếng Hán, còn khó hơn cả tiếng Việt nữa?

Thứ ba, chúng ta đều biết, Hồ Chí Minh bị Tưởng Giới Thạch bắt giam 1942-1943, nhưng Nhật ký trong tù lại được viết 1932-1933 (ảnh bìa bên dưới), tức trước đó 10 năm.


Link trong nước, có nhiều bài xác nhận ảnh trên là ảnh bìa của NKTT, ví dụ.

http://www.bqllang.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh/tac-pham/1194-nh-t-ky-trong-tu-h-chi-minh-vi-t-b-ng-ch-han-nam-1942-1943.html

http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/van-nghe/item/21142502-nhat-ky-trong-tu-tu-duong-het-thay-chung-ta.html

Các điều khác nữa, xin xem phần nhận xét trong link dưới đây. Chú ý, đây là 1 link chống cộng, xin hãy công tâm và khách quan khi xem link..

http://www.huyenthoai.org/DoThongMinh/TacgiaNTNK.htm






Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Về cuốn sách "Tại sao Marx đúng?"

Trong quá khứ, có nhiều nguyên nhân khác nhau, đã được nhiều học giả khác nhau chỉ ra, rằng chủ nghĩa Marx là 1 chủ nghĩa thất bại.

Là 1 chủ nghĩa mà khi vận dụng nó, là mất nhiều hơn được.

Còn ngày nay, học thuyết Marx, cũng như những học thuyết khác, nó vẫn được gìn giữ, nghiên cứu, để xem cái gì đã lỗi thời thì bỏ, cái gì còn dùng được thì dùng.

Ngay cả ở Nga, nơi nghiên cứu và vận dụng học thuyết Marx nhiều nhất trên thế giới, cũng không có thông tin nào cho thấy hiện giờ họ còn sử dụng học thuyết này làm kim chỉ nam nữa.

Ở VN, học thuyết Marx được PR khủng khiếp, bản thân Marx được xem như thánh nhân, không sai hay lỗi thời 1 li nào. Đó cũng là lý do bất cứ quyển sách hay bài viết nào ca ngợi học thuyết Marx, đều được đón nhận nồng nhiệt.

"Tại sao Marx đúng?" là 1 trong số những quyển sách đó.

Nhưng Mỹ và châu Âu tự do ngôn luận, sách nào cũng được in, kể cả những cuốn có nội dung chống lại mô hình chính trị, chống lại phương thức sản xuất hiện thời. Nên cuốn sách đó, cũng chỉ là 1 cuốn sách, như những cuốn sách khác thôi.

Lời tâm sự của 1 Kiều Vận

Không có gì cô đơn hơn một kiếm khách không có đối thủ. Nhưng cũng không có gì vui hơn là khi đối thủ luôn đánh giá thấp mình. Đó là tâm trạng của chúng tôi, những người làm công tác Kiều Vận. "Tri bỉ tri kỷ" là điều mà chúng tôi luôn tâm niệm.

Đảng Cộng Sản quang vinh của chúng tôi phát triển và tồn tại đến hôm nay đâu phải nhờ sức của ba triệu đảng viên? Đừng đánh giá thấp chúng tôi như vậy.

Chúng tôi tồn tại được là nhờ "sức mạnh quần chúng"đấy ạ. Chúng tôi sống dai sống khỏe chính là nhờ chúng tôi đã bám rễ sâu xa vào tận đáy lòng quần chúng nhân dân, hút cả máu lẫn mủ của dân mà vẫn được người dân hết lòng bảo vệ.

Chúng tôi như một cây cổ thụ có rễ chùm, đã lan tỏa khắp hang cùng ngõ hẻm. Xưa thì chúng tôi được dân che chở, nuôi giấu, hiến cả tài sản và tính mạng để chúng tôi làm cách mạng. Nay thì chính nhân dân là tai là mắt, tố giác những kẻ lầm đường, thay chúng tôi đấu tố, giúp chúng tôi hành hung... dập tắt những ngọn lửa chống đối từ trong trứng nước, cô lập những phần tử phản động từ khi mới manh nha.

Mục đích của chúng tôi là: Làm thế nào để ngay cả vợ con quyến thuộc của họ cũng phản đối; bà con lối xóm thì khinh khi; quần chúng nhân dân thì nghi ngại; giữa họ với nhau thì đấu đá, tranh giành, chia rẽ, nghi ngờ nhau.

Tất cả đều là nhờ sự tuyên truyền giáo dục không ngừng nghỉ của chúng tôi. Công lớn thuộc về các đồng chí an ninh và truyền thông, đã tích cực lọc lựa thông tin để những tín điều như "dân chủ", "nhân quyền"... không đến được tai nhân dân. Hoặc nếu có đến thì ý nghĩa cũng mơ hồ,viển vông, chứ không thiết thực như chuyện cơm áo gạo tiền, hay lạm phát, tham nhũng…

Đặc biệt là chúng tôi phải tích cực vẽ con ngáo ộp lên những tấm áo xấu xa như "diễn biến hòa bình", "thế lực thù địch", "dân chủ đa nguyên"... để người dân hiểu rõ mà chủ động tránh bị lôi kéo.

Công nhỏ hơn là các đồng chí Kiều Vận bên ngoài, chui cao luồn sâu, đánh phá các cơ sở hải ngoại từ bên trong. Đặc biệt nhất là những đồng chí chịu gian khó, hóa thân thành những kẻ cực đoan, đánh phá tất cả những kẻ nào tỏ ra ôn hòa hơn, phất cao cờ vàng làm ra vẻ chống cộng cuồng nhiệt. Thậm chí còn phải chửi bác Hồ và Đảng thật to, thật tục… để người dân trong nước quay mặt bịt tai.

Khi những khẩu hiệu sáo mòn như dân chủ, nhân quyền, lại đem hòa cùng những tiếng ồn tục tĩu trong việc chửi Đảng và chửi Bác, thì còn ai nghe ra cái gì nữa? Công việc của các đồng chí Kiều Vận là tuôn ra những dòng nước đục ngầu để những tia nước trong ít ỏi sẽ bị hòa lẫn vào không sao phân biệt được.

Chúng tôi là bậc thầy của chiến tranh nhân dân, dày dạn kinh nghiệm trong đấu tranh chính trị, hiểu biết sâu sắc trong việc nắm bắt tâm lý dân chúng, rồi lèo lái quần chúng nhân dân đi theo con đường mà Đảng chọn: Bất kể đường lên thiên đường hay đường xuống địa phủ. Nó là cả một nghệ thuật, gồm cả cứng lẫn mềm, cả khôn ngoan lẫn tàn độc. Đó là sự kết hợp tài tình giữa nghệ thuật chiến tranh của Tôn Tử với nghệ thuật tuyên truyền và đánh du kích của bác Mao.

Với những kẻ ra vẻ trí thức, đầy lòng tự trọng… thì chúng tôi dùng bàn tay nhung, vừa xoa vừa vuốt. Làm sao để họ thỏa mãn cái tự ái rởm của hạng sĩ phu, ra vẻ ta đây là người có nhân cách, ngất ngưởng như ngọn núi cao. Rốt cục chỉ có họ nói họ nghe, dân không ai nghe họ nói gì, hoặc có nghe cũng không hiểu, có hiểu cũng không quan tâm. 

Với những kẻ lãng mạn viển vông, nhiều nhiệt tâm mà thiếu kinh nghiệm, thì chúng tôi vùi dập không nương tay, lăng mạ và sỉ nhục để họ thối chí, cô lập để họ không biết dựa vào đâu. Với những kẻ đã nổi tiếng ở bên ngoài, được các thế lực thù địch tung hô, được Hoa Kỳ và phương Tây bảo trợ, thì chúng tôi uyển chuyển hơn, phải lúc cứng lúc mềm mà đối phó. Vừa trừng trị đích đáng để làm gương, vừa đàm phán khôn ngoan với Hoa Kỳ, vừa cô lập đối phương, vừa tuyên truyền bôi nhọ… Làm sao để họ nổi tiếng mà không có miếng, được bên ngoài tung hô nhưng bên trong thì cô đơn tuyệt đối. Vừa không làm mất mặt Hoa Kỳ, vừa tích cực tuyên truyền để người dân hiểu rằng họ chỉ là những con rối, là cây gậy của Hoa Kỳ mà thôi. Lòng tự ái dân tộc được lèo lái chính là vũ khí của chúng tôi.

Bài học từ Hàn Quốc: Hoa Kỳ đã giúp đỡ họ nhiều như vậy, nhưng tinh thần bài Mỹ vẫn rất cao, tinh thần dân tộc tự quyết còn cao hơn. Chỉ một chuyện nhỏ nhặt là nhập thịt bò, mà người dân cũng xuống đường biểu tình rầm rĩ.

Huống gì người Việt chúng ta vẫn còn chưa quên cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Chúng ta đã tha thứ và làm bạn với Mỹ. Nhưng tinh thần dân tộc vẫn cao. Lòng tự ái và tự trọng của người dân vẫn thế. Hiểu biết của họ cũng chẳng khác gì. Chỉ cần nghe có kẻ theo Mỹ chống đảng, phủ nhận công lao cách mạng, là quần chúng nhân dân – nhất là những gia đình có công với cách mạng, có cha có anh là liệt sỹ - sẽ nhất quyết không tha.

Bài học nữa là Zimbabwe: Tổng thống Mugabe xấu trai như khỉ, tàn độc như sói, ngu dốt như lừa đen… nhưng vẫn được một bộ phận dân chúng, dù không đông lắm, yêu mến hết lòng. Chính những người dân ngu trung này, cùng với lực lượng quân đội trang bị thô sơ, với tài nguyên kim cương, platinum, vàng… đủ chi dùng… mà Mugabe duy trì được quyền lực độc tôn, dọa cho phe đối lập sợ đến vỡ mật.

Cả thế giới cũng chỉ dám giương mắt ếch mà nhìn chứ có làm được gì? Tóm lại: Đẩy thuyền đi cũng là dân, làm đắm thuyền cũng là dân. Đó là bài học mà chúng tôi đã nắm rõ khi cách mạng còn trứng nước, lúc bác Hồ còn bôn ba.

Bài học này các vị còn chưa thuộc, hoặc thuộc nhưng chưa biết áp dụng ra sao, thì làm sao là đối thủ của chúng tôi? Biết địch biết ta mà cũng chưa chắc đã trăm trận trăm thắng. Huống chi các vị còn chưa tự biết mình, không hiểu gì về địch (là chúng tôi đây), còn vũ khí duy nhất là chửi rủa trên mạng in-tờ-nét cho thỏa cái ẩn ức riêng, thì chỉ có lợi cho chúng tôi chứ không có gì đáng ngại.

Bất cứ một đốm lửa nào cũng có nguy cơ bùng cháy lớn. Cách tốt nhất là dập tắt ngay từ khi mới nhen nhóm. Tách rời các đốm lửa với nhau, tuyệt đối không để chúng hợp lại.

Bẻ gãy từng cây đũa trước khi chúng manh nha thành bó lớn.


Đó là phương châm của chúng tôi.

Nguyễn Tâm Bảo 

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận

Nguyễn Tâm Bảo
Lưu trữ theo chế độ tài liệu tuyệt mật.

Thưa các đồng chí,

Đảng quang vinh của chúng ta muốn tồn tại và phát triển, giữ vai trò là đảng tiên phong và duy nhất lãnh đạo đất nước, thì có mấy mục tiêu quan trọng sau đây phải được quan tâm đúng mức:

1. Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ.

Nếu không thể làm cho người dân yêu mến – điều mà tôi e là sự thật cay đắng cần chấp nhận – thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi để họ không bao giờ có đủ ý chí mà nổi loạn.

2. Phải giữ cho cái gọi là 'phong trào dân chủ đối lập' không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng. Phải làm sao để nó chỉ là hoạt động manh mún, rời rạc, tự phát của các cá nhân đơn lẻ; làm cho có nhiều 'lãnh tụ' mà ít hoặc không có quần chúng; có nhiều 'nhân sĩ trí thức' mà ít hoặc không có một tổ chức nào có thực lực; có nhiều những hoạt động lãng mạn hời hợt có tính phô trương – mà người dân có biết đến cũng chỉ mỉm cười ý nhị – chứ ít hoặc không có những hoạt động thiết thực có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội; có thật nhiều những hoạt động 'chống cộng cực đoan' có tính chất phá hoại từ bên trong, gây phản cảm đối với người dân lao động, thậm chí làm cho những gia đình cách mạng và đội ngũ cựu chiến  binh phẫn nộ… Tóm lại, phải làm cho người dân nếu không quay lưng thì cũng thờ ơ với cái gọi là 'đấu tranh dân chủ'. Cụ thể như thế nào thì tôi đã có dịp trình bày...

3. Phải chủ động trong việc nâng cao dân trí để làm bàn đạp mà phát triển kinh tế, nhưng lại phải lèo lái để 'dân trí cao' không đồng nghĩa với 'ý thức dân chủ cao'. Phải làm sao để chất lượng giáo dục bậc đại học được cải thiện nhưng đa số sinh viên phải trở nên thực dụng hơn, có tinh thần 'entrepreneurship' – khao khát tiền bạc và công danh, mạo hiểm và sáng tạo trong kinh doanh, cầu tiến trong sự nghiệp riêng, tôn thờ Bill Gates và chủ nghĩa tiêu thụ – nhưng đồng thời cũng tuyệt đối thờ ơ với những lý tưởng và hoài bão cải biến xã hội, xa lạ với những tư tưởng trừu tượng viễn vông, tìm kiếm những giải pháp cá nhân thay cho ý thức công dân, và đặc biệt là tránh xa âm mưu thay đổi chế độ.

4. Phải chủ động trong việc mở rộng xã hội dân sự, thuần phục và trung hòa giai cấp trung lưu đang lớn mạnh (gọi là 'co-optation')…. Làm sao để trong mỗi tổ chức dân sự đều có chân rết của ta. Các tổ chức trung gian như mặt trận Tổ quốc, công đoàn, hội phụ nữ, các hội cựu chiến binh, các câu lạc bộ hưu trí… phải phát huy vai trò tối đa trong việc trung hòa những nhân tố nguy hiểm, điều hòa những xung đột nếu có giữa nhà nước và xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của dân chúng… Làm sao để xã hội dân sự vẫn được mở rộng nhưng theo hướng có kiểm soát của chúng ta, chứ không trở thành mối đe dọa. Quan trọng hơn cả là chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ hãi – dù chỉ là nỗi sợ mơ hồ trong tiềm thức – nhưng đồng thời cũng không để cho nhân dân cảm thấy tuyệt vọng....Cho dù người dân có bất mãn về chuyện này chuyện kia thì vẫn làm cho họ nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Và phải làm điều này một cách hết sức tinh vi, kiên nhẫn, đôi lúc phải can đảm cắt bỏ những khối u trong đảng để làm nguội bớt nỗi tức giận của nhân dân.

Trong trường hợp này thì việc thả Nguyễn Việt Tiến và việc bắt giam hai nhà báo là sai lầm. Lẽ ra chúng ta phải không tiếc một số ít các đồng chí tham lam quá mức, biến họ thành dê tế thần để giành lại niềm tin của nhân dân, hoặc ít nhất cũng làm họ giảm bất mãn, trong nỗ lực chống tham nhũng của chúng ta.

Một người bất mãn cực độ là một người nguy hiểm. Một người tuyệt vọng đôi khi còn nguy hiểm hơn. Một người lạc quan, nhiều hy vọng, thì thường cũng là một người dễ bảo, yêu chuộng sự ổn định và do đó không có ý định phản kháng. Chúng ta phải biết dùng mồi để nhử, đánh vào thói tham lam ích kỷ lẫn thói háo danh của người đời, vừa phải làm sao để tinh thần thực dụng và chủ nghĩa mánh mung chụp giật trở thành bản tính của dân tộc – vốn đã rã rời về ý chí, tan vỡ về niềm tin, chán ngán các loại ý thức hệ; nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn những cái van để dân chúng có chỗ giải tỏa ẩn ức.

Tuyệt đối không để sự bất mãn trong xã hội tích tụ lại vượt quá ngưỡng kiểm soát của chúng ta. Kiên quyết tiêu diệt mọi mầm mống có khả năng dẫn đến các loại hoạt động đối kháng có tổ chức, có sự phối hợp rộng rãi; tuyệt đối ngăn chặn khả năng huy động được đông đảo quần chúng tham gia.

Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang 'The Prince' nổi tiếng ở phương Tây, thậm chí cả Napoleon, Hitler,Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay. Tất cả đều có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến thuật của các vị này.

Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với Hoa Kỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng thích rao bán tấm áo 'dân chủ tự do' cùng với những khẩu hiệu cao đẹp khác.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của Machiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn. Một nhà độc tài dù tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân.

Bác Hồ (hay có thể là bác Lê Nin) đã dạy: người cách mạng phải không ngừng học hỏi, học từ nhân dân và học từ kẻ địch; phải không ngừng tiến hóa về mặt tư duy lẫn thủ đoạn để sống sót mà vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào; phải luôn uyển chuyển và linh động để sẵn sàng thay máu đổi màu khi cần thiết, thậm chí sẵn sàng đào thải cả những đồng chí quá tham lam và ngu dốt có hại đến lợi ích chung của đảng. Đối với địch thủ thì phải thiên biến vạn hóa, ranh ma tàn độc đủ cả… và đặc biệt phải biết dùng hình nộm kết hợp với thủ đoạn đấu bò tót kiểu Tây Ban Nha để thu hút ám khí và sừng bò của đối thủ.

Trong lúc đối thủ tiêu hao lực lượng vì đánh vào những hình nộm rơm, hoặc phung phí thời gian và sức lực vào những mục tiêu viễn vông, thì chúng ta lạnh lùng quan sát, phân tích thấu đáo địch tình, ra đòn bất ngờ và hợp lý để địch chết không kịp ngáp.... Đặc biệt chúng ta ngầm khuyến khích những hành động tự sát theo kiểu 'không thành công cũng thành nhân' – tất nhiên là phế nhân. Chúng ta cũng phải biết lắng nghe những phê phán của địch thủ mà thay đổi cho thích hợp. Kẻ đối địch luôn có những bài học quí giá mà chỉ có những người bản lĩnh và khôn ngoan mới nhìn ra. Nếu kẻ địch lãng mạn viễn vông với những khẩu hiệu trừu tượng như 'dân chủ', 'nhân quyền', 'tự do' … thì chúng ta phải thực tế với những tiêu chí cụ thể như 'ổn định xã hội', 'tăng trưởng kinh tế', 'xóa đói giảm nghèo'….

Nếu kẻ địch hô hào những điều khó hiểu du nhập từ phương Tây như 'đa nguyên', 'đa đảng', 'pháp trị', 'khai phóng'…thì chúng ta phải tích cực cổ vũ mô hình Nhân Trị của đấng Minh Quân – nhưng ở đây Minh Quân phải được hiểu là đảng cộng sản – cũng như đề cao những 'giá trị Á châu' một cách khéo léo.

* Phát Huy dân chủ cơ sở - tập trung. Chúng ta cũng phải phát huy 'dân chủ cơ sở', 'dân chủ tập trung', 'dân chủ trong đảng'… để làm sao cho dân thấy đảng không phải là cái gì đó cao xa vời vợi, mà đảng cũng là dân, ở ngay trong dân, từ dân mà ra, đã và đang đồng hành cùng với dân.

Phải cho dân thấy là nếu đảng có xe hơi thì dân cũng có hon đa – chứ không phải đi bộ; nếu đảng có đô la thì dân cũng có tiền in hình Bác đủ tiêu xài – chứ không quá túng thiếu; nếu đảng có cao lương mỹ vị thì dân cũng có gạo ăn – không chết đói mà còn dư thừa để đem xuất khẩu.

Đặc biệt là phải tích cực tuyên truyền và giải thích để người dân hiểu được ý nghĩa của 'dân chủ' theo cách có lợi cho chúng ta: 'dân chủ' nghĩa là đảng luôn lắng nghe dân, phản ánh ý nguyện của dân (phần nào thôi) qua những chính sách vĩ mô và vi mô, thỏa mãn niềm tự ái của dân vì được dạy dỗ đảng, cũng như kích thích lòng tự hào dân tộc của dân để hướng nó vào những kẻ thù mơ hồ dấu mặt ở bên ngoài.

Đối thủ của chúng ta thường lãng mạn và nhiều nhiệt tình nhưng ít chịu học hỏi, hoặc nếu có học thì chỉ qua quýt đủ để thuộc lòng những khẩu hiệu trừu tượng như 'nhân quyền', 'dân chủ'… rồi nhai đi nhai lại làm dân chúng phát nhàm. Nói chung, đối thủ của chúng ta thường chỉ biết đến một số cuốn cẩm nang về dân chủ có ngôn từ rất kêu, rất đẹp, nhưng nghèo nàn về phương pháp thực tế, lẫn lộn giữa cứu cánh và phương tiện....

Ngược lại, chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu sâu sắc những trước tác của các học giả phương Tây về khoa học chính trị và kinh tế học. Chúng ta phải nhận thức được đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa 'thể chế chính trị' và 'phát triển kinh tế'.  Hai phạm trù 'dân chủ' và 'phát triển' có quan hệ hết sức phức tạp, phi tuyến, chứ không phải  là quan hệ nhân – quả. Nghiên cứu kỹ về vấn đề này sẽ rất có lợi cho chúng ta trong việc chủ động phát triển kinh tế mà không cần phải 'dân chủ hóa'.

Chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế là: phát triển kinh tế làm phát sinh một số yếu tố hiểm nguy cho chế độ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào khả năng 'tháo ngòi nổ' của chúng ta, cũng như khả năng khai thác những yếu tố hiểm nguy này của đối lập dân chủ. Chẳng hạn, học giả Daron Acemoglu của đại học MIT danh tiếng đã có nhiều phân tích về 'nguồn gốc kinh tế của các chế độ độc tài và dân chủ'. Trong đó ông đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế kèm theo việc phân bố của cải vật chất một cách tương đối công bằng, đồng thời với việc nới lỏng một cách chừng mực những tự do dân sự, thì bất mãn của xã hội sẽ không quá cao, do đó hoàn toàn có thể duy trì chế độ độc tài mà vẫn thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó là trường hợp của Singapore, điển hình của một nhà nước độc tài sáng suốt. Một ví dụ nữa là những nghiên cứu của Bruce Bueno de Mesquita, đã chỉ ra cho chúng ta những kinh nghiệm quí báu trong việc đàn áp cái gọi là 'coordination goods', tức là những yếu tố vốn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu được vận dụng bởi đối lập dân chủ thì lại trở thành những vũ khí đáng sợ. Đó là nghệ thuật 'đàn áp có chọn lọc’ mà tôi đã có dịp phân tích.

* Giới trẻ và sinh viên học sinh

Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước. Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa mà ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bị nhồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có, trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.

Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói 'tinh thần dân tộc' vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.

Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểu Thiên An Môn ở Ba Đình.

Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp.. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khả năng tổ chức và phối hợp.

Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như 'dân oan biểu tình', 'công nhân đình công'… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.

Như trên đã nói, chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tưởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo hướng có lợi cho chúng ta.

* Trí thức

* Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp 'vừa trấn áp vừa vuốt ve' từ xưa đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì được một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu  không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá, hổ lốn, lỗi thời.

* Nói chung, đa số trí thức của chúng ta đều hèn, đều biết phục tùng theo đúng tinh thần 'phò chính thống' của sĩ phu xưa nay. Phần lớn những kẻ được coi là trí thức cũng mang nặng cái mặc cảm của việc học không đến nơi đến chốn, ít có khả năng sáng tạo, và so với trí thức phương Tây về cả tri thức lẫn dũng khí đều cách xa một trời một vực.

* Trí thức của chúng ta vẫn mãi mãi giữ thân phận học trò, kiểu sĩ hoạn mơ ước được phò minh chủ, hanh thông trên đường hoạn lộ, chứ không bao giờ vươn lên thành những nhà tư tưởng lỗi lạc.

* Tầm mức ảnh hưởng của trí thức đến xã hội không đáng kể, không dành được sự kính trọng từ các tầng lớp nhân dân, thậm chí còn bị người đời khinh bỉ bởi sự vô liêm sỉ và thói quen ném rác vào mặt nhau.

* Chỉ có một số ít trí thức vượt qua được cái vỏ ốc hèn nhát, nhưng thường là quá đà trở nên kiêu ngạo tự mãn, coi mình như núi cao sông sâu, là lương tâm thời đại. Những người này quả thật có dũng khí, nhưng cũng không đáng sợ lắm bởi đa phần đều có tâm mà không có tài, có đởm lược mà ít kiến thức.

* Đa phần trong số này cũng chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt. Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cương, thì lại chưa có kinh nghiệm trường đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng.

Thử tượng xem một tài năng trẻ phải thui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi trường học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chường. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đình, còn làm gì được nữa?
------------ --------- --------- ---

Với những phân tích như trên tôi cho rằng chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa. Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ trường tồn vĩnh viễn. Chúng ta luôn học hỏi và thay đổi để sống còn và vươn lên, nhưng cũng nên biết rằng đối thủ của chúng ta có lẽ cũng không quá ngu ngốc.

Nếu kẻ địch cũng nhìn ra được mạnh – yếu của chúng ta, cũng biết tự đổi thay để thích nghi, cũng biết học cách đấu tranh có phương pháp, có tổ chức, có chiến lược… thì chuyện gì sẽ xảy ra sau hai mươi năm nữa thật khó mà biết được.

Đó là một cuộc đua đường trường mà kẻ nào dai sức hơn, bền chí hơn, khôn ngoan hơn, thì sẽ đến đích trước.

Chúc các đồng chí chân cứng đá mềm và luôn nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch:

'Khó khăn nào cũng vượt qua, Kẻ thù nào cũng đánh thắng'.


Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Trung Thu của tớ

4h AM trăng hôm nay sáng quá, tớ nằm thõng thoài trong căn phòng nhỏ, đầu óc đang nghĩ đến một người...mắt nhắm nghiền...chân duỗi thẳng...tay vẫn miệt mài đều đặn lên xuống theo từng nhịp...tim đập mạnh...răng nghiến môi...mồ hôi nhễ nhại...Đkm bạn nào đầu óc đen tối nhé

Trung thu năm nay tớ ra Mỹ Đình ... xem người khác thả đèn trời...chứ nhà nghèo Đ** lấy tiền đâu ra mua mà thả...Ý nói đến đây các bạn đừng hiểu nhầm là tớ kẹt xỉ đấy nhé...tớ buồn lắm...chỉ là tớ tiết kiệm thôi mà...Thực ra tớ cũng đã định mua lấy 1 cái thả cho mình Chuyện là thế này

7h tớ cùng 1 số ae bệnh tật có đã có mặt tại Mỹ Đình, nhìn người ta thả đèn trời tớ cũng thích liền chạy vào chỗ 1 em xinh...nhưng mà đéo tươi...hình như  là sinh viên thì phải đang đứng bán đèn trời.

Tớ nhìn em âu yếm và hỏi nhẹ: Em ơi đèn này bao nhiêu tiền 1 cái??? 

15 nghìn anh ak ^^

Đắt thế Đ** mua đâu. 

Tủi thân tớ tự chế cho mình 1 cái đèn trời...bằng túi bóng...đm tự sướng cái lllào...tơ hi hửng kiếm 1 cái túi bóng thật to....và bấc là 1 vài tờ giấy...đốt thôi nhưng mà đéo có lửa...nhìn quanh tớ thấy 1 anh thanh niên đang ngồi với 1 chị thanh niên đang âu yếm nhau trên tay cầm 1 điếu thuốc ( Đm cái thằng vô ý vô tứ Vl, đi với người yêu mà cứ phì phèo điếu đóm...thế thì tí nữa hôn kiểu gì...quá bằng chị ý hôn cái hố xý ak...đảm bảo là chị ý hôn nó 3 giây là nằm thẳng cẳng đắp chiếu ngay)

Tớ hỏi: Anh ơi, anh có lửa không, cho em xin 1 tý ak??? 

Anh thanh niên quay ra nói nhẹ : Anh không có ( quay lại tiếp tục XXX chị thanh niên)

Tớ lại tiếp tục hỏi: Thế anh không có lửa thì anh châm thuốc kiểu gì???

Anh thanh niên lúc ấy đang sờ...đuôi chị thanh niên thì phải quay ra hơi cau mày: Anh cũng vừa đi xin lửa. ( giọng anh có vẻ cao và săn hơn lúc trước)

Đm cái thằng đúng là vô học, tớ hỏi rất nhẹ nhang mà nó lại quay ra hổ báo với tớ thế Tơ vẫn từ tốn hỏi anh một cách nhẹ nhàng: Anh xin lửa ở đâu ạ (Đm mày ạ hẳn hoi đấy con nhé)

Anh thanh niên nhìn tớ chằm chằm khoảng 2 giây, ánh mắt lạc thần (đâu rồi ánh mắt trìu mến lúc đầu khi tớ chọn anh ấy là người xin lửa): Tao xin ở quán ( ô cái đm anh này ăn nói hay nhở, từ đầu đến giờ toàn anh em ngoắt 1 cái quay ra tao mày)

Tớ vẫn nhẹ nhàng hết sức có thể: Cái quán đấy ở đâu hả anh???

Anh thanh niên nhìn tớ thêm 3 giây nữa tớ cảm thấy trong mắt anh cả ngàn tia lửa điện: Đm bây h mày thích gì???? 

Tớ lại kiềm chế: Anh ạ, em muốn xin lửa 

Anh thanh niên: Tao không có 

Tớ: Thế lửa ở đâu mà anh châm thuốc ạ ???

Anh thanh niên mặt mày tối sầm lại: Tao châm thuốc kiểu gì thì kệ mẹ tao ( ờ thì kệ mẹ anh )

Tớ: Ơ thế không phải là anh cũng đi xin lửa àh, đm người gì mà lạ nói câu trước câu sau quên luôn được ( bực rồi đây )

Anh thanh niên: Đm mày thích gây sự phải không???

Lúc đấy tớ chỉ muốn đấm 1 phát vỡ mồm 1 thằng chó vô văn hóa này , nhưng tớ lại thật kiềm chế và nói nhẹ lại: Xin lỗi anh, thật sự em không muốn gây sự, em đứng ở đây là để xin lửa, anh có không ạ???? 

Anh thanh niên gần như quát lên: Tao nói rồi, tao không có, mày điếc àh??? ( Điếc cái Đm mày )

Tớ...kiềm chế: Thế không có lửa anh châm thuốc kiểu gì ak???

Anh thanh niên tiến sát và tóm lấy cổ áo tớ sốc lên và tay lăm le nắm đấm : Bố đấm phát này thì mày vỡ mõm 

Tớ cố gắng vùng vẫy nhưng không sao dật ra được Mếu mếu khóc khóc tớ nói: Anh ơi, em thật sự muốn xin lửa mà anh 

Anh thanh niên giơ cao nắm đấm , tớ nhắm nghiền mắt  chờ đợi 1 giây...đéo có sao....2 giây đéo có sao...3 giây cũng đéo có saoĐến giây thứ 4 thì nghe tiếng gióthời khắc đã đến nhưng vẫn đéo sao tớ quyết định mở mắt, thì thấy bàn tay nhỏ bé của chị thanh niên kéo cánh tay anh thanh niên lại, chị nhìn tơ âu yếm rồi quay sang nhìn anh: thôi kệ thằng hấp anh ạ ( Hấp cái đm chị )

Anh thanh niên quẳng tớ xuống một cách thô bạo: Mày cút đi. không ông cho mày phù mỏ ( Ôh cho bố phù mỏ hộ cái, nhấc bố mày lên rôi đéo giám đấm còn xĩ diện )

Chị thanh niên quay sang bảo tớ: Thôi em đi đi ( Đấy dịu dàng vl thế này có phải tốt không, đi thì đi đéo chấp )

Tơ nhìn anh thanh niên 1 lần cuối rồi bảo nhẹ : Thế em đi anh ạ 

Anh thanh niên: Cút mẹ mày đi ( Cút cái đm nhà anh, thôi đéo chấp cái loại anh )

Thế là tớ phụng phịu quay về, chịu đủ mọi điều ức chế, gặp ngay phải thằng vô học, sao gió Mỹ Đình hôm nay lạnh thế nhỉ??? Ôh mà sao chán thế này ???.

Bực mình tớ xé luôn cái đèn trời mà tớ tự chế. Rồi ngồi khóc, các anh em hằng ngày bệnh là thế, thế mà hôm nay thấy tớ như vậy thằng nào cũng quyết nghèo cũng cho thằng em được...thả đèn trời...mỗi thằng móc trong ví ra thằng 1 nghìn thằng 2 nghìn cá biệt có thăng Linh là chỉ có 500( cái đm mày) và anh Hùng ủng hộ 5 nghìn việt nam đông  ( Vỗ tay) Ôi cảm ơn các anh, những con người chân chính, nhưng con ngươi giàu lòng tương ái, không kể khó khăn về mặt vật chất quyết đem đến cho trẻ em nghèo ( như em ) 1 cái tết trung thu vui vẻ, đượm tình thương ( Tình cảm dạt dào vãi đái...đm các anh)

OK đã đủ 15 nghìn

Em ơi cho anh mua cái đèn trời

25 nghìn anh ạh

25 nghìn cái Đm em, đừng đùa anh thế , không vui đâu 

Không 25 nghìn anh ạ, êm không đùa 15 nghìn là lúc nãy, bây h là 25 nghìn

Oh thế đm em không đùa ah???

Này thằng em...25 nghìn thì mày về nhà nằm giường thủ dâm tưởng tượng là mày đang thả đèn trời em nhé , các anh đây hết lòng hết sức vì mày rồi em ạh 

Đm tất cả các anh...như shit 







Thôi dí B** cần đèn trời nữa...đi uống rượu thôi!!!!