Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Nhặt sạn trong học thuyết Marx (Vol 9)

1) Hiện giờ, trên thế giới, có 2 hình thức sở hữu. Sở hữu tư bản tư nhân và sở hữu tư bản nhà nước.

Muốn phát triển được, thì cả 2 phải giống nhau ở 1 đặc điểm, là người lãnh đạo đều phải có tài và có tâm.

Tuy nhiên, trong thực tế, do đặc điểm sở hữu quy định, nên có sự khác biệt rất lớn về tốc độ và quy mô phát triển.

Sở hữu tư bản tư nhân, thì thặng dư thuộc về tư bản, dưới áp lực của cạnh tranh, họ luôn có trách nhiệm cao nhất trong việc cải thiện sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất. Còn sở hữu tư bản nhà nước, lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo (NEP của Lê-nin mà VN đang theo) rất dễ xảy ra tình trạng “Cha chung không ai khóc”, mà Vinashine là 1 trong những ví dụ hùng hồn.

Được 1 Đại Doanh Nhai như ở Trung Quốc là rất hiếm.

Với VN, mình bàn thêm vài câu. Bởi “Kinh tế quyết định chính trị”, nên việc lấy kinh tế NN đóng vai trò chủ đạo, mục đích không gì khác hơn là để đảm bảo cho sự lãnh đạo độc quyền của ĐCSVN. Do vậy khi nó làm ăn thua lỗ, NN phải bù lỗ cho nó. Chỉ đến khi không thể “chịu nổi nhiệt” mới phải giải tán.

Và cũng do “Kinh tế NN đóng vai trò chủ đạo” nên ở VN kinh tế tư nhân không được phép phát triển đến mức có thể so sánh với kinh tế NN. Nếu có những tài năng kiệt xuất như Gates, Jobs, Mark… v.v… xuất hiện ở VN, khi doanh nghiệp của họ đủ mạnh, sẽ bị chính quyền gây khó khăn bằng mọi thủ đoạn, cuối cùng là dập. Gates, Jobs, Mark… v.v… sẽ phải vào tù, còn doanh nghiệp sáp nhập vào NN.

Ngày xưa, Tăng Minh Phụng chính là ví dụ vậy.

Phần comments trên facebook cho những ai có nhu cầu xem thêm:

https://www.facebook.com/TheWindsOfCreation/posts/336719023184495?pnref=story

2) Ở status trên, mình có nói thế giới có 2 hình thức sở hữu. 1 là tư bản tư nhân, 2 là tư bản nhà nước (NEP của Lênin), và hình thức sở hữu thứ 2 này là để quá độ lên CNXH.

Hãy giả sử (giả sử thôi) sau này có CNXH và CNCS, thì vẫn có thể chắc chắn công nhân không thể làm bao nhiêu cầm về hết bấy nhiêu. Mà vẫn phải có trách nhiệm để lại 1 khoản, gọi là thặng dư, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô sản xuất.

Thế nhưng, tư bản giữ thặng dư, với mục đích nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô sản xuất thì là bóc lột, đáng phải làm cách mạng lật đổ. Còn tập thể giữ thặng dư, cũng với mục đích y hệt, thì lại không phải bóc lột, cần được hướng tới, và là tương lai của xã hội loài người.

Thế là thế nào?

Có phải đây chính là cục sạn lớn nhất, thậm chí nói là đá hộc cũng không sai, của học thuyết Mác Lê không?

Phần comments trên facebook cho những ai có nhu cầu xem thêm:

https://www.facebook.com/TheWindsOfCreation/posts/337067929816271?pnref=story

Status còn sơ sài, mang tính chất gợi ý là chính, các bạn có hứng thú và có ý hay, xin hãy comment chia sẻ nhé. Thanks. :D

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét