Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Câu chuyện về Chủ nghĩa tư bản

Có câu chuyện thế này:

Có 3 anh A, B, C chàng bi lạc vào hoang đảo, trong tay họ không có gì cả. Mỗi ngày mỗi người phải ra bờ biển tay không băt cá để ăn. Vất vả lắm thì mỗi người bắt được 1 con trên ngày, số lượng cá đó đủ để họ sống trong 1 ngày và tạo sức lao động cho ngày hôm sau. Hôm nào mưa bão thì họ bị đói vì họ không thể bắt cá được và cũng vì họ cũng không có tích lũy sau mỗi ngày lao động.

Một ngày nọ A nảy ra một ý tưởng làm một cai xiên cá bang những mảnh đá nhọn, nhưng để làm cây xiên cá như vậy, A phải nhịn đói hai ngày trời vi trong hai ngày đó A không thể ra biển bắt cá như B và C. A phải lựa chọn: 1 – có thể bị chết đói nếu sau 2 ngày anh không thành công việc làm cây lao xiên cá, 2 – thành công với thành quả la nhưng ngày tiếp theo năng suất của A tăng 2 đến 3 lần.

Kết quả A thành công và sự hình thành của chủ nghĩa tư bản bắt đầu.

Sau khi A kết thúc việc làm cây xiên cá của mình, A bắt được 3-5 con cá trên ngày trong khi đó B và C vẫn chỉ có mỗi con trên ngày và việc này chỉ đủ để nuôi sống họ và họ không có tích lũy tư bản.

Ngược lại A có tích lũy mỗi ngày tu 2 đến 4 con cá. Việc này cho phép A có ngày nghỉ ngơi, thư giãn mà không phải ra biển bắt cá như B và C nữa. A bắt đầu có thời gian nghiên cứu và tìm tòi những giải pháp để nâng cao sức lao động của mình.

Một ngày nọ, mưa bão to trong suốt 2 ngày liên tục. B, C vì vậy không thể ra biển bắt cá như mọi khi, sau 2 ngày họ tìm đến A với tình trạng lả đi vì đói.

B nói: Cho tớ vay một con cá để sống trong ngày mưa bão, tớ sẽ trả cậu khi mưa bão kết thúc
C nói: Tớ cũng muốn vay cá tớ sẽ trả cậu khi mưa bão kết thúc.

Nhưng A nghĩ, B và C nếu không có bão, lao động cật lực cũng chỉ đủ ăn, làm sao có thể trả nợ mình? Lúc mình nhịn đói để làm cây xiên cá, họ có chia sẻ giúp minh đâu. Bản năng ích kỉ vả tư lợi trong A khiến A quyết định không cho B và C vay. Thế nhưng A là một người thông mình và bao giờ cũng hướng tới lợi ích lên hàng đầu (dù lợi ích là lợi ích cho bản thân A) A nghĩ thế này: mình có khá nhieu cá, đủ để nuôi sống mình trong nhiều ngày mà không cần ra biển bắt cá. Có lẽ nhân cơ hội này mình sẽ dành thời gian làm thêm cây xiên cá sau đó cho B và C thuê lại.

A thực hiện như vậy. A làm them 2 cây xiên cá với số đầu tư là 4 con cá cho 4 ngày lao động. Khi công việc kết thúc A tìm đến B và C và nói:

- Tớ sẽ cho 2 cậu mượn 2 cây xiên cá, nhưng mỗi ngày các cậu phải trả cho tớ 3 con cá vì các cậu dung cây xiên cá của tớ.

B, C suy nghĩ, giơ mỗi ngày mình chỉ bắt được 1 con cá, giờ có thêm công cụ lao động, mỗi ngày mình có thể có đến 5 con cá giống A, trả A 3 con có nghĩa là mình vẫn có 2 con cá. B và C đồng ý.

Như vậy, nhờ công cụ sản xuất cua A (hình thành do sự hi sinh, và tính sang tạo, xuất phát từ như cầu bản năng sinh tồn) một xã hội thu nhỏ giữa A, B, C cùng phát triển, có một sự tich lũy về giá trị và vật chất.

Phần 1 của câu chuyện có thế đưa chúng ta đến những kết luận nho nhỏ như sau:

- Sức sáng tạo là cội nguồn của sự phát triển.

- Tư hữu về công cụ sản xuất, vô hình dung lại là động lực thúc đẩy sức sang tạo vì 1) A thấy thành quả sức sang tạo của mình được đền đáp xứng đáng, A có thêm quyết tâm, và đủ của cải vật chất để tiếp tục đi tìm cái mới tiếp tục sức sáng tạo của mình 2) sự tư hữu của A có thể thúc đẩy sự vươn lên của B và C vì B và C thấy được hiệu quả trong sức sang tạo của A. Tuy nhiên trong thực tế không phải B và C nào cũng được như A vì lịch sử chỉ ra rằng không có nhiều nhà tư bản.

- A từ đầu đến cuối đều chỉ nghĩ đến lợi ích bản than, không hề nghĩ đến B và C, tuy nhiên lợi ích bản than A một cách tự nhiên lại giúp xã hội chung phát triên.

- Với việc lấy của B và C 3 con cá trên ngày, A đã lấy cắp sức lao động của B và C. Tuy nhiên A đã nâng cao sức lao động của B và C trước khi đánh cắp nó.

A đúng hay sai, có lẽ chờ phần 2 phân giải.

Tác giả: Hong Viet Nguyen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét